Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 3-5-25 06:03:41
Hotline: 0274 383 347

Học giả christopher roberts (Australia): Hành động sai lầm, Trung Quốc sẽ phải trả giá

0

 “Những hành động hiếu chiến vừa qua của Trung Quốc (TQ) đã khiến hình ảnh của nước này trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng”. Đây là tuyên bố của Phó Giáo sư Christopher Roberts, Giám đốc Điều hành về Phát triển của Đại học New South Wales, Australia trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV bên lề Hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” vừa diễn ra tại Đà Nẵng.

 - Theo ông, Việt Nam có đủ các căn cứ pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa hay không?

- Tôi tin rằng với những gì tôi thấy tại Hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” cũng như tại cuộc triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” thì Việt Nam có những chứng cứ rất rõ ràng về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Dù không phải là một luật sư, nhưng tại hội thảo lần này tôi cũng đã chuẩn bị các tham luận của mình để phân tích những hành động gây hấn của TQ, bao gồm cả việc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tôi tin rằng, hành động của TQ rõ ràng là vi phạm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) dù TQ có cố diễn giải chủ quyền của mình như thế nào đi chăng nữa, vì khu vực này nằm gần bờ biển của Việt Nam và theo UNCLOS thì việc ưu tiên xác định chủ quyền của một quần đảo sẽ là việc nó nằm gần với bờ biển hơn là những đảo hay quần đảo ở ngoài khơi. Với những diễn biến hiện nay, vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa cần phải tách bạch với việc TQ vi phạm luật pháp quốc tế.

Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển cũng đã nêu rõ, trong các tranh chấp trên biển thì các bên tham gia tranh chấp không được đơn phương thay đổi hiện trạng tại nơi diễn ra tranh chấp. Vì thế, việc TQ đã cố tình đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chính là hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế. Đây là một điều rất rõ ràng và Việt Nam đang nắm giữ ưu thế cụ thể trong trường hợp này. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải đưa vụ việc này ra Tòa án Trọng tài Quốc tế để tòa đưa ra phán quyết cuối cùng.  

Những hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông bị các học giả thế giới chỉ trích kịch liệt. Trong ảnh: Tàu Trung Quốc phun vòi rồng uy hiếp tàu chấp pháp của Việt Nam

- Trong lịch sử thế giới, đã có lần nào cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa hay chưa?

- Theo tôi được biết thì chưa có thời điểm nào cộng đồng quốc tế chính thức công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa.

- Tuy nhiên, gần đây TQ đã gia tăng những hành động sai trái của mình trong khu vực này nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa, ông có nhận xét gì về điều này?

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển đã có những điều khoản không công nhận việc dùng vũ lực đánh chiếm một quần đảo có chủ quyền của một nước khác. Chính vì thế, việc TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 cũng như những hành động sai trái vừa qua của TQ không thể là căn cứ để TQ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này vì điều này là vi phạm luật pháp quốc tế.

- Vậy đâu là giải pháp để giải quyết những căng thẳng hiện nay trên biển Đông?

- Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên bày tỏ ý định đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Quốc tế đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo với sự tham dự của các luật gia nổi tiếng thế giới để có thể làm rõ rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị kiện TQ về những điều khoản cụ thể nào. Điều này sẽ khiến TQ phải hồi hộp lo lắng trong vài tháng và có thể TQ sẽ phải tìm cách tham vấn trực tiếp với Việt Nam để giải quyết những căng thẳng hiện nay bằng việc rút giàn khoan khỏi khu vực hoặc phải có những nhượng bộ nhất định nếu không muốn ra tòa. Tốt nhất là TQ nên hợp tác với Việt Nam, một quốc gia có mối quan hệ hữu hảo với TQ trong nhiều năm qua. Tôi thực sự hy vọng TQ sẽ thay đổi quan điểm của mình.

- Ông cũng biết rằng Ủy viên Quốc vụ Viện TQ Dương Khiết Trì đã đến Việt Nam ngày 19-6  để bàn về việc giải quyết căng thẳng trên biển Đông và ngay sau đó TQ lại đưa thêm một giàn khoan nữa đến khu vực này. Liệu đây là một sự tình cờ hay là một âm mưu của phía TQ?

- Tôi nghĩ rằng điều này nằm trong tính toán kỹ lưỡng của phía TQ. Tôi cũng cho rằng đang có những vấn đề trong việc đưa ra quyết định của phía TQ. Dường như TQ chỉ chủ yếu lắng nghe những tư vấn của quân đội nước này chứ không phải là các tham vấn của các bộ trong Chính phủ, nhất là Bộ Ngoại giao. Đây là lý do mà nhiều nước cho rằng TQ đang vì lợi ích vật chất trước mắt mà đánh mất đi vị thế của mình. Đây là sai lầm lớn nhất của TQ và khiến hình ảnh của TQ bị tổn thương nghiêm trọng và sẽ khiến TQ phải trả giá trong nhiều năm sau này.

 

 Trung Quốc bị chỉ trích ngay tại “sân nhà”

 Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Hadley đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối ngoại của Trung Quốc (TQ) và thẳng thắn lên án những hành động uy hiếp của nước này tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 3 vừa diễn ra tại Bắc Kinh.

Tại diễn đàn này, nhiều học giả nước ngoài cũng đã lên tiếng chỉ trích chính sách đối ngoại cũng như những hành động đe dọa an ninh trong khu vực của TQ thời gian qua. Trong đó, đáng chú ý cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Hadley đã thẳng thắn chỉ trích chính sách ngoại giao nước lớn của TQ làm bất ổn và gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Ông John Hadley cho rằng mô hình an ninh mới ở châu Á do TQ đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) là một ý tưởng hay. Tuy nhiên theo quan sát của nước Mỹ, giữa hành động thực tế và lời nói của TQ không nhất quán. Những hành động của TQ tại khu vực không mang tính xây dựng mô hình “cùng thắng”, mà ngược lại còn khiến các nước láng giềng cảm thấy bị uy hiếp.

Đáng chú ý, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ còn liệt kê một loạt các động thái gây hấn của TQ gần đây như: Đơn phương thiết lập Khu nhận diện phòng không ở vùng biển Hoa Đông mà không trao đổi trước với các nước liên quan, tăng quân đồn trú tại khu vực gần bãi Cỏ Mây (mà TQ gọi là bãi Nhân Ái), hay hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 ở biển Đông...

Về quan hệ Mỹ - TQ, ông John Hadley bày tỏ nghi ngờ về triển vọng thiết lập mô hình “quan hệ nước lớn kiểu mới” vì cho rằng những hành động gần đây của TQ khiến Mỹ “ngày càng mất hứng thú”. Trong khi đó, phát biểu tại diễn đàn, quan chức cũng như học giả TQ tiếp tục tuyên truyền cho quan điểm mới về an ninh khu vực mà lãnh đạo nước này đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á, đồng thời biện minh cho các hoạt động gây hấn của TQ đối với các nước láng giềng trong thời gian gần đây.

Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 3 với chủ đề “Tìm kiếm an ninh chung: Hòa bình, tin cậy, trách nhiệm” được tổ chức tại Bắc Kinh trong 2 ngày 21 và 22-6. Diễn đàn năm nay thu hút hàng trăm đại biểu bao gồm quan chức, cựu quan chức, học giả cùng đại diện của hơn 50 đại sứ quán các nước tại TQ.

(Theo VOV)  

Từ khóa:

Hải đoàn 129 Hải quân: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế

Hải đoàn 129 thành lập ngày 27-5-1978 theo Quyết định số 415/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, trực thuộc Quân chủng Hải quân, tiền thân là Khu Duyên hải 41.

Mang hơi ấm mùa Xuân đến các đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Chiều 26-12, tại TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đã tập hợp hàng hóa lên các tàu cho hành trình đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân quần đảo Trường Sa...

Đoàn phóng viên Bình Dương chuyển quà của Tỉnh ủy đến quân và dân Trường Sa

Sáng 26-12, tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (tỉnh Khánh Hòa), trước khi lên tàu tham gia chuyến thăm, chúc tết quân và dân trên quần đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025...

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hòa bình và ổn định quốc tế .

Dư luận quan ngại về cách hành xử của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ, Phái đoàn EU tại Việt Nam, Philippines quan ngại cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam.

Đoàn Trinh sát số 2 tuyên truyền về biển đảo, tác hại ma túy và IUU

Sáng ngày 10-7, Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) tổ chức tuyên truyền về biển đảo, pháp luật và phòng, chống khai thác IUU cho hơn 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân

28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp 50% GDP cả nước

Khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình