Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 14-5-25 09:33:32

Khẩn cấp ngăn dịch bệnh trỗi dậy trong hè

0

Nhiều dịch bệnh mới nổi đang diễn biến phức tạp trên cả nước có nguy cơ kết hợp với thời tiết nắng nóng mùa hè bùng phát trên diện rộng. Bộ trưởng Y tế yêu cầu các địa phương quyết liệt triển khai phương án ngăn chặn, từng bước khống chế đẩy lùi dịch bệnh.

Ngày 17/5, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với các tỉnh thành phía Nam triển khai công tác phòng chống dịch mùa hè. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết: “Nhiều dịch bệnh trên cả nước đang có những diễn biến khó lường là mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng. Sau chiến dịch thực hiện tiêm vét vắc-xin, bệnh sởi trên cả nước đã chững lại. Tuy nhiên, còn nhiều khu vực thuộc vùng sâu vùng xa do sự khó khăn của địa hình nên việc cung ứng vắc-xin sởi đang gặp không ít trở ngại. Bộ Y tế đang quyết liệt thực hiện tiếp các chiến dịch tiêm vét vắc-xin sởi để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”.

Thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển

 Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 4.532 trường hợp mắc sởi được xác định trong tổng số 20.746 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Theo phân tích của ông Trần Đắc Phu, đối tượng chủ yếu bị sởi tấn công là những trẻ dưới 10 tuổi, trong đó trẻ mắc sởi dưới 9 tháng tuổi chiếm 11%, đây là lứa tuổi chưa nằm trong chương trình tiêm vắc-xin sởi. Từ sau dịp lễ 30/4 đến nay, số ca sởi đang giảm mạnh cả trường hợp mới mắc và tử vong, đây là tín hiệu khả quan cho thấy hiệu quả từ việc tiêm chủng.

Dịch sởi vừa bớt “nóng” thì mối nguy khác từ bệnh tay chân miệng lại ập tới tấn công. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 20.500 trường hợp mắc bệnh tại 62/63 tỉnh thành, trong đó có 2 ca tử vong. Các tỉnh thành ở phía Nam số ca bệnh chiếm tới 80,4% so với cả nước. Có 5 tỉnh thành là TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Dương, Kon Tum số ca mắc tay chân miệng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013.

Cùng với tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ trước khi bước vào đỉnh dịch trong mùa mưa. Cả nước đã ghi nhận hơn 9 nghìn ca mắc ở 41 tỉnh thành làm 5 người tử vong, bệnh tập trung ở miền Nam và miền Trung. So với năm ngoái số ca mắc và tử vong đang giảm nhưng hiện nay nhiều tỉnh vẫn có số mắc cao như TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trẻ em là đối tượng chính bị các bệnh truyền nhiễm tấn công

“Cả sốt xuất huyết và tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin chủng ngừa nên giải pháp chủ yếu để phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt muỗi gây bệnh, diệt lăng quăng… Bên cạnh đó, các bệnh như cúm A, sốt rét, thủy đậu cũng phải hết sức cảnh giác”, ông Phu lo ngại.

Nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi, không để dịch bệnh bùng phát trong dịp hè, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế về việc rà soát, củng cố các ban chỉ đạo chống dịch, tiểu ban điều trị.

Các bệnh viện phải củng cố lại chuyên ngành Nhi, Truyền nhiễm để đáp ứng nhu cầu hiện tại; xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác phòng chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại cơ sở khám chữa bệnh; các Sở Y tế chọn 1 hoặc 2 bệnh viện tuyến tỉnh sẵn sàng thành lập và triển khai bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh bùng phát… hạn chế đến mức tối thiểu số ca mắc bệnh tử vong.

Bộ Trưởng Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện tăng cường các biện pháp điều trị

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu: “Các tỉnh khu vực phía Nam chưa có kinh nghiệm về điều trị dịch tay chân miệng phải khẩn trương tập huấn tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới để có thể tự điều trị ở địa phương, tránh dồn ứ về tuyến cuối gây quá tải. Phải tập trung quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh, nơi nào thiếu thuốc, thiếu máy thở cần nhanh chóng đề xuất để kịp thời trang bị nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác điều trị cho người bệnh”.

Bà Tiến cũng kêu gọi người dân hỗ trợ ngành Y tế bằng cách nâng cao ý thức phòng bệnh từ những việc làm đơn giản nhất như: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín, uống sôi… để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ bản thân gia đình và cộng đồng.

Theo: Dân trí

Từ khóa:

Căng sức phòng lửa, giữ rừng

Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng là rừng phòng hộ duy nhất của tỉnh Bình Dương, được ví như “lá phổi xanh” đặc biệt để điều hòa khí hậu trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.