Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 07:05:25

Không nghèo vẫn trong... diện nghèo

0

Sở hữu nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, thu nhập khá, thế nhưng điều khiến nhiều người phải bất ngờ là họ vẫn nằm trong diện… hộ nghèo. Không hiếm trường hợp như thế đang tồn tại ở TPHCM!

 Những câu chuyện “lạ”

Tưởng tôi là giáo viên đến dạy kèm cho con gái chuẩn bị thi đại học, chị Nguyễn Thị Thanh (43 tuổi), con gái bà Nguyễn Thị Chúc (66 tuổi, nhà ở đường 31, phường Bình Trưng Đông, quận 2), đang chắp đôi bàn tay móng vừa sơn bóng loáng, ngồi ở cửa nhà liền dừng cuộc trò chuyện với hàng xóm. Khi vỡ lẽ đã hiểu nhầm, chị Thanh cởi mở cho biết bà Chúc đã đi chơi đâu đó trong khu phố. Ngôi nhà xây, gác suốt của gia đình bà Chúc được sơn màu trắng, nền ốp gạch sạch sẽ, sáng sủa. Bộ bàn ghế ăn hình vuông màu đen trắng cùng bình hoa rum đơn giản nhưng hiện đại và sang trọng kê ngay ngắn dưới chân cầu thang, đối diện là khu vực bếp với đầy đủ kệ bếp trên, bếp dưới kiên cố, rộng rãi. Các tài sản sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, máy giặt… không thiếu thứ gì! Thậm chí, gần lối ra vào còn dựng một chiếc xe tay ga mới coóng, phòng ngủ trên gác được lắp đặt cả máy lạnh!

Gia đình "nghèo" của bà Chúc với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt 

Hẳn với sự hiện diện như trên, cùng với phong thái thong dong, cởi mở của má con chị Thanh, tôi không dám nghĩ đây lại là một gia đình nằm trong diện hộ nghèo có mức thu nhập gần thấp nhất TPHCM, từ 6 - 8 triệu đồng/người/năm, nếu không thấy tên của họ nằm trong danh sách hộ nghèo của phường Bình Trưng Đông.

Chị Thanh cho biết thêm, gia đình chị được vô diện nghèo lâu lắm rồi, khoảng từ năm 1984. Đến năm 1996 – 1997, gia đình chị dành dụm được khoản tiền, sửa được nhà và cũng ra khỏi diện nghèo của TP. Nhưng “không hiểu sao”, năm 1998 lại được… vô lại diện nghèo cho đến nay! Trước kia, chị cũng vay ưu đãi theo diện hộ nghèo, mỗi lần được khoảng 5 – 10 – 15 triệu đồng và đã trả hết từ 2 năm trước. Bây giờ, con trai lớn đã lấy vợ và ở riêng, nhà còn 5 người, chị cũng nghỉ làm ở nhà tĩnh dưỡng sức khỏe.

Cùng phường Bình Trưng Đông, anh Phạm Xuân Lục (47 tuổi) đang làm thợ hồ ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, mỗi tháng được khoảng 6 triệu đồng, con gái thứ hai là vận động viên bắn súng quốc gia. Sau một thời gian làm lụng gầy dựng, bây giờ gia đình anh đã sở hữu ngôi nhà 1 trệt, 1 lầu cao ráo, xinh xắn và sắm sửa được các tài sản sinh hoạt có giá trị, kệ trang trí đầy đủ… Nhưng anh Lục vẫn nằm trong diện hộ nghèo có mức thu nhập 6 - 8 triệu đồng/người/năm với các dữ liệu: anh Lục, chị Khương, Dung (con gái cả, đã lấy chồng - PV): làm thuê, thu nhập 1,2 triệu đồng/người/tháng!

“Bỗng dưng” bị nghèo

“Choáng” hơn là gia đình bà Nguyễn Thị Tròn (88 tuổi), gồm 6 người ở trong ngôi nhà 1 trệt, 1 lầu rộng rãi ngay mặt tiền đường, số 39 Phú Định, phường 16, quận 8. Đi ngay trên phà Phú Định đã có thể nhận ra ngôi nhà cao ráo, nổi bật hơn những nhà gần đó. Gần chợ, lại bán tạp hóa và nước giải khát nên nhà thường sôi động. Cháu gái cụ Tròn dù mới chuẩn bị học lớp 12 đã được gia đình cho sử dụng riêng một xe gắn máy tay ga để đi học! Tuy vậy, mức thu nhập của gia đình cụ Tròn mà UBND phường 16 “đánh giá” chỉ 6,1 triệu đồng/người/năm!

Tương tự, nhà anh Trần Tự Do (41 tuổi, ngụ 212/47 An Dương Vương) khang trang rộng rãi, nhà 6 người thì có tới 3 lao động chính, vẫn thuộc diện hộ nghèo. Ly kỳ hơn là trường hợp gia đình bà Huỳnh Thị Hồng Loan (55 tuổi, ngụ 118/24 An Dương Vương, phường 16, quận 8). Bà Loan cho biết, hai vợ chồng bà mỗi ngày đi làm ở chợ đầu mối Bình Điền từ 3 giờ sáng đến tối mới về và gần như không có điều kiện đi họp tổ dân phố. Thế nhưng, “tự dưng” gia đình bà lại được nằm trong diện hộ nghèo của phường! 

Khó chấp nhận

Chuẩn nghèo của TPHCM là 12 triệu đồng/người/năm. Khi lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo, các phường, xã đã chia thành các mức thu nhập: dưới 6 triệu đồng, từ 6 - 8 triệu đồng, từ 8 - 10 triệu đồng và từ 10 - 12 triệu đồng/người/năm để có cơ chế chính sách phù hợp với từng nhóm.

Trao đổi về công tác bình xét đưa vào và đưa ra khỏi diện nghèo, Phó Chủ tịch UBND phường 16 quận 8 Phạm Thị Bích Hạnh cho biết: Hàng năm, phường đều đi kiểm tra hiệu quả giảm nghèo. Không những làm việc trực tiếp với người trong diện nghèo, cán bộ của phường còn trao đổi cả với hàng xóm của những người nghèo để nắm chắc tình hình, phòng ngừa trường hợp người đã khá giả “giấu” hoàn cảnh kinh tế để tiếp tục được nằm trong diện hộ nghèo. Những hộ nào có dấu hiệu khai man, cán bộ sẽ điều tra kỹ cả cách chi tiêu trong gia đình để nắm được thông tin xác thực nhất. Vậy thì tại sao lại có những vụ việc như trên?

Khó chấp nhận được tình trạng những người hưởng chính sách hộ nghèo nhiều năm nhưng không hề nghèo! Nếu không đảm bảo được tính chính xác, dân chủ, công bằng, công khai và có sự tham gia bình xét của người dân trong việc rà soát hộ nghèo hàng năm cũng như làm rõ trách nhiệm của những người liên quan thì tình trạng “nhà giàu cũng trong diện nghèo” vẫn không được giải quyết. Hệ quả, tiền thuế của nhân dân đang bị đổ vào những bất công của xã hội!

Theo SGGP

 

Từ khóa:

Căng sức phòng lửa, giữ rừng

Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng là rừng phòng hộ duy nhất của tỉnh Bình Dương, được ví như “lá phổi xanh” đặc biệt để điều hòa khí hậu trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.