Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 06:03:34

Quản lý thương mại

Hotline: 0274 383 347

Một số điểm mới của Nghị định 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về hoạt động xúc tiến thương mại

0

Ngày 10-10-2024, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Nghị định này:

Hàng hóa khuyến mại bày bán tại siêu thị (ảnh: Ngọc Thạch)

1. Bổ sung trường hợp không áp dụng hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Khoản 1, Điều 1 Nghị định 128/2024/NĐ-CP đã bổ sung đối tượng sẽ không bị áp dụng hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Đây là một điểm mới của Nghị định 128/2024/NĐ-CP về hoạt động khuyến mại.

Theo quy định mới, ngoài các trường hợp theo Nghị định 81/2018 thì các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận cũng sẽ không bị áp dụng hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Cụ thể là hoạt động khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

2. Bỏ quy định giới hạn khoảng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại tập trung

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 81/2018/NĐ-CP trước đây thì hoạt động khuyến mại tập trung do cơ quan nhà nước chủ trì chỉ được tổ chức trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các tỉnh, thành phố đã xuất hiện các cửa hàng, trung tâm chuyên bán các sản phẩm chính hãng là hàng tồn kho, hàng lỗi mốt, hàng có nhược điểm,… nhằm phát triển hoạt động du lịch, kinh tế, xã hội của địa phương và để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 

Việc chỉ được thực hiện hoạt động khuyến mại này trong một khoảng thời gian xác định dẫn đến hiệu quả hoạt động của các cửa hàng và trung tâm này là chưa cao.

Do đó, Nghị định 128/2024/NĐ-CP đã không còn giới hạn thời gian tổ chức của hoạt động khuyến mại tập trung nêu trên.

3. Đơn giản hóa thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đối với một số hoạt động khuyến mại

Khác với quy định trước đây, từ thời điểm Nghị định 128/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, thương nhân khi thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây sẽ không còn phải thực hiện thông báo hoạt động khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại;

- Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;

- Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền;

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá);

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ.

Việc điều chỉnh quy định về đối tượng cần thông báo hoạt động khuyến mại này nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động khuyến mại.

4. Sửa đổi một số quy định về việc công bố kết quả, trao thưởng và báo cáo kết quả:

Theo đó:

- Thời hạn công bố kết quả trúng thưởng và trao giải: không được vượt quá 45 ngày kể từ thời điểm kết thúc thời gian thực hiện khuyến mại, trừ trường hợp bất khả kháng.

- Trong 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao thưởng, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết quả thực hiện chương trình khuyến mại.

- Trường hợp trong chương trình khuyến mại may rủi không có người trúng thưởng, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thu nộp 50% giá trị đã công bố của giải thưởng.

- Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu nộp của cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân có trách nhiệm nộp khoản tiền 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại (trước đây là 15 ngày).

Nghị định 128 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2024.

Ngọc Thạch – QLTM


 

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá, thúc đẩy tăng trưởng logistics

Trong 2 ngày 1 và 2-12-2024, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá...

Thương mại điện tử Bình Dương: Hành trình chinh phục thị trường số

Trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Bình Dương sôi động với Tuần lễ Thương mại điện tử và Tháng siêu khuyến mại

Bình Dương, một trong những trung tâm kinh tế năng động của khu vực đã và đang diễn ra nhiều hoạt động thương mại.

Sở Công thương tỉnh Bình Dương: Tổ chức thành công buổi tập huấn nâng cao năng lực về tái cơ cấu ngành công thương

Ngày 20-11-2024, tại Phòng họp A, Sở Công thương đã tổ chức thành công buổi tập huấn với chủ đề “Nâng cao năng lực cán bộ ngành công thương về tái cơ cấu ngành công nghiệp, năng lượng và thương mại xuất nhập khẩu”...

Một số điểm mới của Nghị định 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về hoạt động xúc tiến thương mại

Ngày 10-10-2024, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

Tiềm năng thị trường Halal tại Bình Dương - Cơ hội mới cho doanh nghiệp

Thị trường Halal ngày càng mở rộng với quy mô toàn cầu, đang trở thành một trong những phân khúc hấp dẫn nhất hiện nay.

Bình Dương: Khuyến mại sôi động, doanh nghiệp nộp thông báo trực tuyến tăng mạnh

Năm 2024, hoạt động khuyến mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương diễn ra sôi nổi, đa dạng với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.

Bình Dương tăng cường phòng vệ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ngày càng được sử dụng phổ biến, gây ra không ít khó khăn...

Bình Dương: Vững vàng hội nhập, vượt qua thách thức phòng vệ thương mại, phát triển xuất khẩu

(BDO) Trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức bật ấn tượng trong những tháng đầu năm 2024.

Ngành Công thương từng bước thay đổi diện mạo, năng lực chuyển đổi số

Trong những năm qua, chuyển đổi số đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tích cực đẩy mạnh và mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, cũng như lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.