Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 12-5-25 08:18:04

Ngành ngân hàng Bình Dương: Tiếp tục vượt khó khăn

0

Làm thế nào để nguồn vốn tiếp tục chảy mạnh vào ngân hàng (NH), giải quyết hiệu quả hiện tượng tăng ngầm lãi suất huy động, khống chế tối đa nợ xấu... Đó là những nội dung chính được bàn thảo tại hội nghị sơ kết tình hình hoạt động ngành NH 6 tháng đầu năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11 và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do NHNN - Chi nhánh Bình Dương vừa tổ chức.

“Giải mã” nguồn vốn huy động sụt giảm

Theo báo cáo của NHNN Bình Dương, tổng huy động vốn của các NH trên địa bàn vào cuối tháng 6 là 45.884 tỷ đồng, tăng trên 22% so với cùng kỳ năm 2011, song lại giảm 1,81% so với đầu năm. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc NH TMCP Ngoại thương (VCB) Bình Dương Nguyễn Đình Phục cho rằng, đây là điều tự nhiên khi mục tiêu huy động đề ra năm 2011 khá cao (20%) trong khi tình hình kinh tế năm nay khác năm trước. Bên cạnh đó, các khoản hỗ trợ lãi suất được nhiều doanh nghiệp (DN) quan niệm là tiền “cho không” từ ngân sách nên không ít DN lợi dụng chính sách để lấy tiền vay lãi suất thấp để sử dụng vào mục đích cho vay lại, thậm chí quay vòng gửi vào NH để lấy lãi lớn hơn. Nay điều đó không còn cộng với tình hình thắt chặt tín dụng, lãi suất vay tăng cao nên các DN đã sử dụng triệt để các nguồn vốn tự có của mình để đưa vào sản xuất, kinh doanh, đồng nghĩa với vốn huy động của hệ thống NH sẽ giảm đi. Điều này thể hiện rõ qua nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm trên 18% trong khi tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu tăng gần 42% và gần 69%.

 Hoạt động của hệ thống ngân hàng tiếp tục được quản lý chặt để bảo đảm ổn định thị trường tài chính tiền tệ

Minh chứng trường hợp của VCB Bình Dương không khác so với các NH khác, huy động vốn 6 tháng qua tăng chỉ 2,1% và lũy kế chỉ đạt 1,75%, như  vậy VCB không thực hiện tốt nhiệm vụ mà VCB Trung ương đã giao, ông Nguyễn Đình Phục nói, huy động 6 tháng đầu năm không những không tăng phần trăm nào mà ngược lại còn bị giảm sút 1,84%. Điều này nói lên, những tháng còn lại của năm 2011, các TCTD trên địa bàn phải huy động lên đến 10.000 tỷ đồng, đây là con số rất khó thực hiện trong tình hình khó khăn được dự đoán sẽ còn kéo dài.

Làm sao để cạnh tranh lành mạnh?

Một số lãnh đạo NH khối Nhà nước đều than khó với vấn đề muôn thuở, làm sao để các NH cạnh tranh một cách lành mạnh. Nhiều NH cho rằng, chống vấn nạn này vẫn là thách thức lớn của cơ quan quản lý. Nói vui như ông Nguyễn Đình Phục thì “thật thà thì thua thiệt” bởi theo ông nguồn vốn trên 45.000 tỷ đồng hiện đang chạy lòng vòng giữa các NH, mà chính tình hình cạnh tranh giữ nguồn vốn tại các NH trên địa bàn là nguyên nhân góp phần đưa lãi suất huy động lên cao, dẫn đến một số tổ chức, cá nhân có những khoản tiền gửi lớn đều thương lượng và đạt mức lãi suất tiết kiệm rất cao. Có thể thấy rõ điều này khi toàn tỉnh chỉ có quanh quẩn con số 45.000 tỷ đồng dịch chuyển từ NH này sang NH khác bằng hình thức này hoặc hình thức kia. Điều này làm rối loạn trong hệ thống, tốn kém chi phí, đó là chưa nói đến, vô hình trung, bản thân các NH đã tạo điều kiện cho những hiện tượng tiêu cực phát sinh (chi hoa hồng giới thiệu cho khách hàng, nhân viên...) đặc biệt các NH nhỏ dẫn dắt lãi suất huy động vốn trên thị trường, lại có cả hiện tượng khách hàng mặc cả lãi suất với NH... Ông Phục bức xúc nói, đây là những biểu hiện hết sức bất ổn của thị trường tiền tệ. Để giải quyết thực trạng này, phía NHNN đã thể hiện một thái độ minh bạch và quyết liệt trong thực hiện thanh tra kiểm soát và sẵn sàng mạnh tay với các vi phạm, nhưng phía trước vẫn còn không ít tồn tại.

Về vấn đề này Giám đốc NHNN - Chi nhánh Bình Dương, Bùi Văn Nu cho biết, cơ quan đã nhận khá nhiều thông tin phản ánh một số TCTD trên địa bàn đã vượt trần lãi suất quy định 14%/năm, NHNN đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện lãi suất huy động của các chi nhánh TCTD. Theo phản ánh thì một số TCTD thực hiện lãi suất huy động lớn hơn mức quy định 14%/năm và khoản chênh lệch vượt này do hội sở trực tiếp chi trả và hạch toán cho khách hàng dưới hình thức hoa hồng môi giới hoặc khen thưởng cán bộ nhân viên có thành tích trong huy động nhưng không thể hiện tại chi nhánh, nên khi kiểm tra rất khó phát hiện. Cơ quan quản lý đã có ý kiến đề xuất với NHNN Việt Nam kiểm tra nội dung này.

Giải quyết tồn tại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của NHNN, ngành NH đã đạt được một số kết quả tích cực như đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tín dụng, đã tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ... Đại diện các NH như Quốc tế (VIB Bank), NH Á Châu (ACB), NH Sài Gòn (SCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... đã lần lượt nêu lên kinh nghiệm những việc đã làm được trong 6 tháng qua đồng thời giải trình giải pháp khắc phục một số vấn đề còn tồn tại trong thời gian tới.

Hiện nay, tuy toàn tỉnh có 31 chi nhánh TCTD đạt tỷ lệ dư nợ phi sản xuất trên tổng dư nợ theo yêu cầu của NHNN vào cuối tháng 6 là từ 22% trở xuống, mặc dù trước đó nhiều NH than là khó giảm xuống được nhưng tỷ lệ giảm này vẫn chưa đạt mục tiêu ngành NH Bình Dương đề ra 18%. Đã vậy, toàn tỉnh có tổng cộng 13 chi nhánh TCTD có tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất chiếm trên 22%/tổng dư nợ, đặc biệt có 4 chi nhánh TCTD có tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất chiếm trên 40%/tổng dư nợ và trong đó có một TCTD có tỷ lệ chiếm tới 60%. Đòi hỏi các NH phải có giải pháp tốt, Giám đốc Bùi Văn Nu nói.

Một vấn đề được đặt ra trong hội nghị là tại sao mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước tới nay (dưới 20%) các NH đều biết nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận huy động với lãi suất cao? Các TCTD tranh thủ huy động vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh cũ mà hội đồng quản trị đã đưa ra trước đó (trước khi Nghị quyết 11 ban hành) hay do các NH thiếu thanh khoản? Theo phân tích của ông Bùi Văn Nu, công tác huy động, cho vay trong thời gian qua có sự chênh lệch nhất định khiến hệ thống NH rất bất ổn. Huy động trung dài hạn chỉ chiếm 25,34%/tổng huy động, trong khi dư nợ cho vay chiếm 35,34%/tổng dư nợ, với cơ cấu mất cân đối 10% như thế này sẽ dẫn đến rủi ro trong thanh khoản là không nhỏ. Theo người đứng đầu NHNN Bình Dương, các NH hình như thiên về tăng trưởng, giữ thị phần... Một số NH thiếu chủ động và chưa có giải pháp quản lý thanh khoản tốt. Vị này cũng nhận định, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng cho tất cả các TCTD và tất cả thông điệp, định hướng điều hành chính sách rõ ràng của NHNN đã có, với mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô mà trọng tâm là kiềm chế lạm phát. Vấn đề tổ chức thực hiện ra sao và hành xử của các NH trong việc chấp hành chính sách thế nào, nhất là vấn đề cân đối và xử lý tình hình cho vay trung và dài hạn; một số TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao phải có biện pháp khắc phục... ông Bùi Văn Nu cảnh báo.

Tại hội nghị, một trong những trọng tâm mà NHNN Bình Dương đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn là công tác huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng các TCTD phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 02 của NHNN (quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND), tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xé rào, nâng lãi suất huy động quá 14%/năm bao gồm các hình thức khuyến mại, ông Bùi Văn Nu nhấn mạnh, NHNN Bình Dương sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giám sát nhằm kịp thời phát hiện những sai trái để chấn chỉnh và xử lý nghiêm những trường hợp cố tình làm trái với tinh thần Thông tư 02. Đối với tăng trưởng tín dụng, các TCTD cần thực hiện tiếp tục bám sát chỉ tiêu kế hoạch ngành và chính sách phát triển kinh tế của tỉnh để đầu tư đúng hướng; bảo đảm vừa kiểm soát tăng trưởng dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng và tập trung vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN vừa và nhỏ... Các TCTD còn dư nợ cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất cao cần có biện pháp hiệu quả hạ dần về mức thấp nhất để bảo đảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực so với tổng dư nợ tối đa đến 31-12 tỷ lệ này là 16%...

Đây là những thách thức và nhiệm vụ lớn không chỉ ở phía các TCTD mà cả với cơ quan quản lý.

THANH HỒNG

 

Từ khóa:

Lãi suất huy động tăng, “hút” tiền gửi trong dân

Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt bằng lãi suất huy động nhìn chung có chiều hướng tăng nhẹ, nhằm thu hút người dân gửi tiền, gia tăng nguồn vốn huy động để các ngân hàng thực hiện cho vay.

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp

Nhằm tối ưu dòng tiền, giảm thiểu rủi ro và gia tăng năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang triển khai những giải pháp toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Techcombank Bình Dương khai trương chi nhánh thế hệ mới

Techcombank, Bình Dương, chi nhánh, giao dịch nhanh chóng

BVBank triển khai sản phẩm chứng chỉ tiền gửi online

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (BVBank) vừa triển khai sản phẩm chứng chỉ tiền gửi online với lãi suất hấp dẫn lên đến 6,2%/năm.

Sắp ngừng giao dịch thẻ từ, chuyển đổi sang thẻ chip

Những ngày gần đây, nhiều ngân hàng tiếp tục phát đi thông báo về việc ngừng giao dịch đối với các trường hợp chưa thực hiện chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nhằm tăng cường bảo mật và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vietcombank: Ra mắt giải pháp “Giải ngân trực tuyến” phục vụ doanh nghiệp

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa ra mắt giải pháp “Giải ngân trực tuyến” (Online Lending) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp.

BVBank: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vay vốn kinh doanh

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng với lãi suất cạnh tranh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (BVBank) vừa triển khai chương trình ưu đãi lãi suất “Vay nhanh - Lãi cạnh tranh” với lãi suất chỉ từ 6,95%/năm.

Ngân hàng tăng cung tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 16% trong năm 2025, các ngân hàng không chỉ mang đến nguồn vốn vay linh hoạt mà còn đáp ứng mọi loại hình kinh doanh.

Ngành ngân hàng: Tăng cường bảo mật giao dịch online

Gửi tiết kiệm online ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và nhiều lợi ích.

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ