Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-7-25 07:01:53

Nỗ lực khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng

0

 Năm 2024, với dự báo kinh tế vẫn còn những khó khăn, tác động đến mọi ngành, lĩnh vực. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng ngay từ đầu năm nhằm hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế nói chung.

 Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục rà soát để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Bình Dương

 Tín dụng tăng trưởng chậm

Tại hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank lý giải tín dụng giảm trong những tháng đầu năm do cầu vốn trong nền kinh tế thấp, thị trường bất động sản trầm lắng. Ngoài ra, việc đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng khiến các doanh nghiệp (DN) ngại đầu tư, dẫn đến không có nhu cầu vay vốn.

Ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Vietinbank, cũng cho rằng điểm nghẽn chính trong tăng trưởng tín dụng (TTTD) hiện nay là sự giảm sút trong nhu cầu hấp thụ vốn của DN bởi tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Sự ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các DN là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy TTTD, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống cũng như toàn nền kinh tế.

Ông Trần Long, Phó Tổng Giám đốc BIDV, cho rằng hiện các động lực tăng trưởng kinh tế như xuất khẩu, tiêu dùng, sản xuất công nghiệp, đầu tư tư nhân còn chậm. Hoạt động của DN còn nhiều khó khăn như vướng mắc về pháp lý, môi trường kinh doanh, chi phí logistics tăng lên do chiến tranh, trong khi thị trường đầu ra còn khó khăn. “Nhiều DN có khả năng quản trị thấp, sức khỏe yếu, các báo cáo tài chính không đồng nhất, dẫn tới việc ngân hàng đánh giá và cấp tín dụng cho các DN này gặp nhiều khó khăn”, ông Long nêu vấn đề.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, khẳng định do cầu tín dụng trong nền kinh tế còn thấp, bên cạnh đó, với rủi ro nợ xấu tăng cao khiến các TCTD thận trọng hơn khi cho vay.

Ông Võ Đình Phong, Giám đốc NHNN - Chi nhánh Bình Dương, cho hay lệ thường những tháng đầu năm TTTD tăng khá chậm. Tuy nhiên, TTTD tháng đầu năm 2024 đang giảm khá thấp so với các năm gần đây. Tổng dư nợ tính cuối năm 2023 đạt 327.630 tỷ đồng, tăng 14,73% so với năm 2022. Tuy nhiên, bước sang tháng 1-2024, tín dụng toàn hệ thống đạt 323.700 tỷ đồng, giảm 1,20% so với cuối năm 2023.

Gỡ khó cho dòng vốn

Theo ông Trần Thành Trọng, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện tỉnh, việc thúc đẩy tín dụng rất quan trọng đối với DN. Đây là sự trợ giúp về tài chính và bệ đỡ cho sự tăng trưởng sản xuất. Cộng đồng DN Bình Dương kỳ vọng ngành ngân hàng tỉnh sẽ đẩy nhanh dòng vốn tín dụng đến khu vực sản xuất thông qua những giải pháp TTTD đã được giao ngay từ đầu năm. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ cho DN trong việc tăng tỷ lệ, tăng thời gian cho vay và tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất vay để DN mạnh dạn đầu tư phát triển SXKD tốt hơn trong năm 2024.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank, cho rằng để đạt hiệu quả cao, ngoài sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp có thẩm quyền trong công tác giải quyết các vấn đề về pháp lý đối với các dự án đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của người dân, DN.

Để giải bài toán TTTD, ông Nguyễn Quốc Hùng, cho rằng chỉ sự nỗ lực của ngành ngân hàng là chưa đủ, cần có sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành các giải pháp, cũng như tháo gỡ các khó khăn về pháp lý để kích cầu tiêu dùng trong nước, từ đó mới thúc đẩy TTTD hiệu quả.

Lãnh đạo Vietinbank đề xuất, ngoài các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, cần tiếp tục có các chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động của các DN. Cần đa dạng hóa nguồn cung - đối tác, nhà cung cấp nguyên, nhiên, phụ liệu, linh kiện đầu vào đáp ứng nhu cầu SXKD. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thúc đẩy TTTD trong năm 2024, ông Nguyễn Thanh Tùng, cho biết Vietcombank sẽ tiếp tục chính sách lãi suất cho vay thấp so với thị trường, tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rà soát các quy trình tín dụng, đơn giản hóa các quy trình cho vay… Đồng thời, tiếp tục đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, để các giải pháp của ngân hàng đạt hiệu quả cao, ông Nguyễn Thanh Tùng cũng kiến nghị NHNN tiếp tục duy trì điều hành chính sách tiền tệ ổn định, đồng thời hỗ trợ các TCTD trong việc kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý để các dự án nhanh chóng được triển khai.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank, cũng khẳng định năm 2024, Agribank sẽ tiếp tục điều hành lãi suất huy động tương đồng với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, góp phần bình ổn tâm lý thị trường, đồng thời chủ động tiết giảm chi phí hoạt động tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi hướng đến các nhóm khách hàng mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa…

 THANH HỒNG  

Từ ngày 1-7-2025 nhiều thay đổi lớn trong dịch vụ ngân hàng

Từ ngày 1-7-2025, các hộ kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tài khoản tại các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Agribank, Techcombank, VPBank… sẽ bị tạm ngừng các giao dịch chuyển tiền, rút tiền

BVBank triển khai nhiều ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (BVBank) vừa chính thức triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiết kiệm, với thông điệp “Lợi càng thêm Lời”.

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh

Nhờ những ưu đãi và điều kiện thuận lợi, các gói tín dụng cho vay vốn kinh doanh đang là một trong những yếu tố thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của ngân hàng trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên hành trình mở rộng và phát triển.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày giải ngân, lãi suất cho vay thấp hơn 2% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

BVBank: Nhiều ưu đãi vay vốn mua nhà ở  

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ người trẻ có nhà ở, đồng thời với mong muốn giảm áp lực tài chính để người trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mua nhà ở từ ngân hàng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Các ngân hàng đã sẵn sàng

Bên cạnh việc sẵn sàng nguồn vốn cho vay đối tượng khách hàng ưu tiên, các ngân hàng đang chủ động có các chính sách hỗ trợ khách hàng chịu tác động từ chính sách thuế mới của Chính phủ Hoa Kỳ, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số.

Có thể sẽ tăng mức phạt hành vi mua bán, cho thuê tài khoản thanh toán

Đây là điểm mới tại dự thảo lần 3 nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đang được lấy ý kiến góp ý (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 88/2019/ NĐ-CP của Chính phủ).

ACB công bố giải pháp đặc biệt dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vừa công bố các giải pháp đặc biệt dành cho các đối tượng vay là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Các ngân hàng triển khai gói vay mua nhà lãi suất ưu đãi

Bước vào tháng 5-2025, nhiều ngân hàng triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Cụ thể, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) có gói “Vay vốn 0% lãi suất - Vạn sự khơi thông”

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãi

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Dầu Tiếng đã dần cải thiện, ổn định đời sống, góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.