Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 2-5-25 20:00:49

Những món quà xuân trách nhiệm, nghĩa tình

0

Công tác chăm lo tết cho gia đình chính sách, người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... luôn được cấp ủy, chính quyền ở huyện Dầu Tiếng quan tâm, nhằm giúp các đối tượng đón Tết cổ truyền của dân tộc thật sự vui tươi và đầm ấm. Hiểu thêm về kế hoạch chăm lo tết cho các đối tượng trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Bình Dương vừa có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng.

 Dầu Tiếng trích ngân sách huyện tặng quà cho người nghèo Ảnh: A.KHOA

 - Xin bà cho biết đôi nét về tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2018? Với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đời sống người dân trên địa bàn huyện có sự thay đổi ra sao?

- Trong bối cảnh chung của nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng UBND huyện đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IV, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2021); đồng thời luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Huyện ủy, HĐND huyện, tập trung chỉ đạo, điều hành toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Huyện chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định, thực hiện cơ bản đạt yêu cầu các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; tiếp tục thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động của Huyện ủy về phát triển đô thị; phát triển du lịch; phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020. Huyện đã huy động nhiều nguồn lực chăm lo chu đáo cho các đối tượng chính sách, xã hội, lực lượng vũ trang và công nhân lao động trong dịp lễ, tết. Việc triển khai thực hiện “Năm dân vận chính quyền” đạt được những kết quả tích cực; tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện và nâng lên.

Năm 2018, huyện đã chi hơn 43 tỷ đồng cho hoạt động chăm lo các đối tượng gia đình chính sách, đối tượng xã hội; bàn giao 40 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà nhân ái, nhà tình thương với tổng trị giá 2 tỷ 429 triệu đồng; giới thiệu việc làm cho 4.411 lao động, tổ chức 14 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 83%. Ước tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 13.590 tỷ 076 triệu đồng, tăng 13,96% so cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người 50,6 triệu đồng. Hiện nay, toàn huyện còn 630 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,98% (trong đó số hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo là 337 hộ, chiếm tỷ lệ 1,06%; số hộ nghèo bảo trợ xã hội là 293 hộ, chiếm tỷ lệ 0,92%) và 281 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,88%).

- Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang cận kề, vậy công tác chăm lo tết cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, người nghèo, người dân… trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện như thế nào, thưa bà?

- Tết năm nay, hàng ngàn phần quà từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh đã được trao tặng đến tay các đối tượng như gia đình chính sách, người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội… trên địa bàn huyện. Cụ thể ngân sách Trung ương là 454 triệu đồng cho 2.239 người; ngân sách tỉnh gần 14 tỷ đồng cho 9.411 người. Ngoài ra, huyện trích ngân sách chi tiền tết cho hộ nghèo, tặng quà 200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Xuân với trẻ em khó khăn”, tặng 200 phần quà cho công nhân xa quê không có điều kiện về quê ăn tết trong chương trình “Tết sum vầy” với tổng số tiền hơn 3,2 tỷ đồng.

Ngoài nguồn ngân sách, huyện còn đón nhận sự chung tay của các nhà hảo tâm, góp phần tăng cường nguồn lực chăm lo tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, người mù với 1.921 phần quà, trị giá hơn 829 triệu đồng. Đơn cử như gia đình ông Trương Văn Dũng (TP.Thủ Dầu Một) 100 phần; chùa Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng 256 phần; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Dầu Tiếng 300 phần; Hội Tzu Chi (Đài Loan) 435 phần…

- Thưa bà, công tác chăm lo cho các đối tượng trong dịp tết năm nay có gì khác so với những năm trước? Xin bà cho biết ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động chăm lo tết cho các đối tượng?

- Ngoài các hoạt động thường niên, năm nay huyện thống nhất chủ trương để Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Phòng Kinh tế, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện tổ chức chương trình “Tết sum vầy” 3 ngày cho hội viên, đoàn viên, công nhân lao động và người dân địa phương với các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, gian hàng bán các sản phẩm với giá ưu đãi và tổ chức 4 hội thi (trang trí cành đào, cành mai; trang trí mâm ngũ quả; bàn cơm cúng ông bà ngày tết; thi thời trang giấy) thu hút 10.000 người tham quan và mua sắm. Liên đoàn Lao động tỉnh tặng 31 vé xe, huyện tặng 200 phần quà cho công nhân xa quê không có điều kiện về quê ăn tết gần 150 triệu đồng.

Việc tổ chức các hoạt động đón Tết cổ truyền với phương châm “Phải làm tốt hơn nữa, chăm lo người có công, người nghèo với tình cảm, trách nhiệm như người thân, ruột thịt của mình” nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng xã hội được đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi và đầm ấm. Đây không chỉ là trách nhiệm lớn, nghĩa tình sâu nặng, tri ân những người đã đóng góp, cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng mà còn là dịp để cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, cá nhân chung tay chia sẻ, góp sức giúp đỡ những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.

- Xin cảm ơn bà!

THIÊN LÝ (thực hiện)

Tuyên truyền phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên

Công an xã Thanh An vừa phối hợp tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử, ma túy, quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn xã.

Công an các địa phương ra quân lập lại trật tự đô thị

Thực hiện kế hoạch của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh về việc xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự, an toàn giao thông...

Cảnh giác cao độ với nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ cháy rừng tại huyện Dầu Tiếng đang ở mức cảnh báo cao nhất (mức 5, tương ứng mức cực kỳ nguy hiểm).

Công an thị trấn Dầu Tiếng: Thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ mới

Sau gần 2 tháng tiếp nhận một số nhiệm vụ mới, Công an thị trấn Dầu Tiếng đã bước đầu thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giúp người dân giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện.

Kinh tế huyện Dầu Tiếng tiếp tục đạt kết quả tốt

Trong quý I-2025, tuy vẫn có những khó khăn nhất định nhưng với sự nỗ lực chung, kinh tế huyện Dầu Tiếng đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu quan trọng có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2024.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái

Việc UBND tỉnh đã thông qua Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng được kỳ vọng sẽ hình thành điểm mới về du lịch sinh thái bền vững, một cực phát triển mới cho huyện Dầu Tiếng.

Tạo đột phá phát triển từ quy hoạch

Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Dầu Tiếng đến năm 2040 với định hướng phát triển vùng phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đánh giá tạo bước đột phá để huyện Dầu Tiếng phát triển bền vững trong thời gian tới.

Chú trọng chăm lo cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Dầu Tiếng luôn quan tâm, tích cực hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sôi nổi hội thi “Trò chơi dân gian” năm 2025

Liên đoàn Lao động huyện Dầu Tiếng vừa tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” năm 2025, thu hút 92 đội thi đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc trên địa bàn huyện tham gia.

Xã Long Hòa đoạt giải nhất hội thi trang trí và diễu hành xe hoa

Vừa qua, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Dầu Tiếng đã tổ chức hội thi trang trí và diễu hành xe hoa, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Dầu Tiếng