Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 2-5-25 20:59:45

Những vùng đất nở hoa… - Bài 5

0

Bài 5: Lò Chén - Tự hào một “địa chỉ đỏ”

Đêm 23-8-1945, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp mở rộng tại chợ Bưng Cầu (nay thuộc phường Hiệp An), quyết định dời trụ sở chỉ huy về ngã ba Lò Chén (nay thuộc phường Chánh Nghĩa) để chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh lỵ. Ngã ba Lò Chén không chỉ là một “địa chỉ đỏ” đi vào lịch sử với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám rực rỡ, mà hôm nay, cùng với phường Chánh Nghĩa và TP.Thủ Dầu Một đã trở thành một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế sầm uất nhất của tỉnh...

 “...Chiều chiều mượn ngựa ông Đô/ Mượn ba chú lính đưa cô tôi về/ Đưa về chợ Thủ/ Bán hủ bán ve/ Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu…”. Những câu ca dao này phản ánh về nghề làm gốm khá nổi tiếng ở Chánh Nghĩa. Ngày nay, con đường mang tên Lò Chén vẫn còn tồn tại. Và trên vùng đất Lò Chén còn có cây cầu nhỏ, gọi là cầu Chín Thuận, đặt theo tên của một người gắn liền với nghề làm gốm ở đây. Theo sử sách còn ghi lại, ông Chín Thuận là người giàu có và có uy thế ở vùng Chánh Nghĩa - Phú Cường. Ông đã đi chiêu mộ những thợ gốm giỏi ở Lái Thiêu để về lập nghiệp, dựng lò ở Chánh Nghĩa trên phần đất của ông. Từ đó, cụm lò gốm đầu tiên ở Chánh Nghĩa được hình thành và ngày càng làm ăn phát đạt. Và trước khi người Pháp đến thì nghề gốm ở Chánh Nghĩa đã phát triển rất mạnh.

Con đường Lò Chén ở phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một - nơi đã ghi dấu một thời đấu tranh hào hùng trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 tại Bình Dương. Ảnh: THU THẢO

Với lực lượng công nhân lao động đông nên từ cuối năm 1936, tại khu vực Lò Chén đã thành lập được Chi bộ thợ thủ công do đồng chí Hồ Văn Cống trực tiếp phụ trách. Ông đã đi sâu vào hoạt động với thợ thủ công tại các lò chén, lò lu ở Phú Cường - Chánh Nghĩa, qua đó phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở cách mạng. Ngay từ khi ra đời, Chi bộ Lò Chén đã cùng các chi bộ khác hướng dẫn các tầng lớp nhân dân lao động lò chén, lò lu, thợ mộc, tiểu thương… thảo luận xây dựng các bản dân nguyện đòi các quyền dân sinh dân chủ. Đến giữa năm 1937, các lò chén, lò lu, lò đường ở Phú Cường - Chánh Nghĩa đã thành lập được Hội Ái hữu theo chủ trương của Trung ương Đảng.

Đặc biệt, nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945, chi bộ đã vận động quần chúng tham gia lực lượng Thanh niên Tiền phong. Tại Chánh Nghĩa, Hội quán Thanh niên Tiền phong được đặt tại căn nhà bà Hai Lúi (dưới dốc chùa Bửu Nghiêm). Hàng đêm, lực lượng này hăng hái tập võ, quân sự, tự võ trang tầm vông vạt nhọn, gươm đao, mã tấu… Không những vậy, ở khu vực Lò Chén còn thành lập được Đội tự vệ. Đây chính là những lực lượng vũ trang nòng cốt để tạo thế lực, bảo vệ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền trong cuộc tổng khởi nghĩa cách đây 72 năm.

“Chúng tôi rất phấn khởi, tự hào. Chánh Nghĩa - Phú Cường không chỉ là một trong cái nôi cách mạng, mà hiện nay là những phường phát triển nhất của thành phố, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Lịch sử sang trang mới, nhiệm vụ cách mạng cũng sang trang mới, chúng tôi sẽ đoàn kết, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển, trở thành đô thị văn minh, hiện đại...”.

(Ông Huỳnh Thành Tâm, Bí thư Chi bộ khu phố 2, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một)

Đêm 23-8-1945, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp mở rộng tại chợ Bưng Cầu (nay thuộc phường Hiệp An), quyết định dời trụ sở chỉ huy về ngã ba Lò Chén (nay thuộc phường Chánh Nghĩa) để chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh lỵ. Ngã ba Lò Chén không chỉ là một “địa chỉ đỏ” đi vào lịch sử với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám rực rỡ, mà hôm nay, cùng với phường Chánh Nghĩa và TP.Thủ Dầu Một đã trở thành một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế sầm uất nhất của tỉnh

Ông Võ Minh Chí, Bí thư Đảng ủy phường Chánh Nghĩa cho biết, trước kia 3 phường Phú Thọ, Chánh Nghĩa và Phú Cường hiện nay chỉ là thôn Phú Cường (dưới triều Nguyễn), làng Phú Cường (thời Pháp) và xã Phú Cường (dưới chế độ Việt Nam cộng hòa). Năm 1976, xã Phú Cường mới được tách ra thành đơn vị và hiện nay trở thành 3 phường thuộc TP.Thủ Dầu Một.

Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân cả nước lại phấn khởi bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Hòa chung khí thế đó, sau khi được thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã đồng lòng, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển. Hiện nay, Chánh Nghĩa là một trong 2 phường đông dân cư của TP.Thủ Dầu Một. Phường Chánh Nghĩa hiện đã và đang phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ, chiếm 84,6% cơ cấu kinh tế của địa phương. Tiểu thủ công nghiệp với các nghề truyền thống như mộc, thủ công mỹ nghệ, sơn mài… chiếm 13,4%. Đặc biệt, trên địa bàn phường Chánh Nghĩa đã hình thành Khu đô thị Chánh Nghĩa với diện tích 33 ha. Đây được xem là một trong những khu dân cư đô thị sầm uất nhất của Bình Dương hiện nay, với nhiều biêt thự, nhà cao tầng. Ở đây cũng nổi tiếng về các điểm giải trí, dịch vụ ăn uống…

Nhìn lại quá trình phát triển đi lên của địa phương, ông Huỳnh Thành Tâm, Bí thư Chi bộ khu phố 2, phường Chánh Nghĩa chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi, tự hào. Chánh Nghĩa - Phú Cường không chỉ là một trong cái nôi cách mạng, mà hiện nay là những phường phát triển nhất của thành phố, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Lịch sử sang trang mới, nhiệm vụ cách mạng cũng sang trang mới, chúng tôi sẽ đoàn kết, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển, trở thành đô thị văn minh, hiện đại...”.

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Minh Chí, Bí thư Đảng ủy phường Chánh Nghĩa cho biết thêm, theo đồ án quy hoạch, Chánh Nghĩa, Phú Cường, Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Thọ và Hiệp Thành là khu vực phát triển mang tính đặc thù. Đây là khu vực dịch vụ, kinh doanh, tài chính thương mại cấp tỉnh và là trung tâm chính trị - kinh tế của TP.Thủ Dầu Một gồm đầy đủ các công trình dịch vụ đô thị tương đương cấp quận. Khu vực này tiếp tục phát triển các chức năng đô thị trên cơ sở hiện trạng. Vì vậy, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền phường Chánh Nghĩa tiếp tục định hướng phát triển theo quy hoạch đó. Nhờ vậy, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, “xanh - sạch - đẹp”. Hệ thống giao thông được đầu tư hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho thương mại - dịch vụ phát triển. Đặc biệt, phường đã vận động nhân dân nâng cao ý thức, xây dựng nếp sống văn minh đô thị góp phần hình thành nên một thành phố đáng sống.

Cũng theo ông Chí, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền phường Chánh Nghĩa sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, thực hiện định hướng phát triển kinh tế địa phương theo cơ cấu thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 85% - 14% - 1%. Để đạt được mục tiêu này, phường sẽ tập trung khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở địa phương; đồng thời giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Để tạo bộ mặt đô thị mới khang trang, phường Chánh Nghĩa cũng sẽ tập trung quy hoạch, xây dựng và chỉnh trang đô thị; tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng và bê tông hoặc trải nhựa các tuyến đường hẻm trên địa bàn phường; đi đôi với việc vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh trong vườn nhà và công cộng, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, xứng đáng với truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương. (còn tiếp)

 Với lực lượng công nhân lao động đông nên từ cuối năm 1936, tại khu vực Lò Chén đã thành lập được Chi bộ thợ thủ công do đồng chí Hồ Văn Cống trực tiếp phụ trách. Ông đã đi sâu vào hoạt động với thợ thủ công tại các lò chén, lò lu ở Phú Cường - Chánh Nghĩa, qua đó phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở cách mạng. Ngay từ khi ra đời, Chi bộ Lò Chén đã cùng các chi bộ khác hướng dẫn các tầng lớp nhân dân lao động lò chén, lò lu, thợ mộc, tiểu thương… thảo luận xây dựng các bản dân nguyện đòi các quyền dân sinh dân chủ. Đến giữa năm 1937, các lò chén, lò lu, lò đường ở Phú Cường - Chánh Nghĩa đã thành lập được Hội Ái hữu theo chủ trương của Trung ương Đảng.

 

 THU THẢO

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.

Hải đăng An Bang "soi đường" ngư dân bám biển

Đảo An Bang tọa lạc ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, đảo có vị trí rất quan trọng như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khu vực nằm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.