Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 5-5-25 17:46:27

Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 với 2 nhóm nội dung

0

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sáng 5/5/2025, tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)
Sáng 5-5-2025, tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 5-5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình tóm tắt về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Một số chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ, vẫn còn có sự trùng lắp, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, trùng lặp về đối tượng vận động tập hợp ở một số tổ chức thành viên của Mặt trận, có lúc, có nơi chưa thực sự sâu sát cơ sở, nắm tình hình Nhân dân chưa kịp thời.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, quyền hạn, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa phát huy được tối đa việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Việc tồn tại nhiều đơn vị hành chính quy mô nhỏ làm phân tán nguồn lực, không phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương cho phát triển kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

050520251150-z6569557274901-24f469009574d0332c9734f150987409.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Trước bối cảnh nêu trên, Đảng đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12-4-2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Định nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung. Cụ thể là các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội. Các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

“Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội,” Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị.

Căn cứ vào phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 15 thành viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch với thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở trung ương.

Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến; xác định nội dung và ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết.

Cùng với đó tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp, ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo nghị và trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 9 này.

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được sử dụng con dấu của Quốc hội, có cơ quan thường trực là Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Dự kiến Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ được thông qua trước ngày 30-6-2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2025./.

Theo TTXVN

TP.Dĩ An: 75 học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị

Trung tâm Chính trị TP.Dĩ An vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới khóa II năm 2025.

Đảng bộ phường Dĩ An (Tp.Dĩ An): Từ học tập đến làm theo Bác một cách thiết thực

Thời gian qua, Đảng bộ phường Dĩ An luôn xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Đa dạng hoạt động trongTuần lễ Thanh niên công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn triển khai toàn Đoàn trong tỉnh thực hiện Tuần lễ Thanh niên công nhân tỉnh lần thứ XVIII năm 2025 với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực dành cho người lao động, thanh niên công nhân.

Sáng 5-5, Quốc hội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Báo Sài Gòn Giải Phóng kỷ niệm 50 năm Ngày ra số đầu tiên

Ngày 4-5, tại Hội trường Thống nhất, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày ra số đầu tiên (5-5-1975 – 5-5-2025).

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước giảm 66,91% đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sắp xếp, cả nước giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị (tương đương 66,91%); địa phương có tỷ lệ giảm cao nhất là 76,05%.

Hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã

Ngày 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.

Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh: Họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 3-5, Câu lạc bộHưu trí tỉnh đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình Dương nỗ lực duy trì thành quả Chỉ số PAPI

Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số PAPI) năm 2024 của Bình Dương đạt tổng điểm 45,39, đứng hạng 9 trong cả nước.