Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 15:32:37

Doanh nghiệp Doanh nhân

Hotline: 0274 383 347

Startup Việt Nam: Cơ hội có bị lỡ tiếp?

0

“Dù có nhiều lợi thế về nguồn lực cũng như thị trường, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam thuộc diện chậm phát triển nhất trong khu vực”...

Ông Đỗ Hoài Nam

Ông Đỗ Hoài Nam, nhà sáng lập SeeSpace và hiện đang là nhà đầu tư góp vốn một số doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) tại Việt Nam, chia sẻ về những nổi cộm và tranh cãi gần đây về startup.

Các định nghĩa “chưa rõ ràng”

Đang có những tranh luận về hành lang pháp lý đối startup tại Việt Nam. Ông có thấy bất cập không?

Về hành lang pháp lý, cơ bản hiện nay Việt Nam không có nhiều bất cập. Một lý do là Luật Doanh nghiệp của Việt Nam tương đối giống với Luật Doanh nghiệp của Mỹ. Tuy nhiên, các bất cập chủ yếu nằm trong công tác quản lý và chính sách của các bộ ban ngành. 

Cụ thể là các giấy phép con của các ngành kinh doanh có điều kiện và các định nghĩa “chưa rõ ràng” trong các văn bản hướng dẫn. 

Bên cạnh đó, hành lang thuế quan cũng chưa thực sự theo kịp với các mô hình kinh doanh không truyền thống nhưng lại vốn rất thông dụng ở các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).

Theo ông, liệu Việt Nam có nên đưa ra những chính sách để bảo trợ cho sản phẩm startup tại thị trường Việt Nam hay không?

Chính sách hỗ trợ các sản phẩm nội địa luôn luôn cần thiết đối với bất kỳ một đất nước nào. Lý do thì rất rõ ràng từ tạo công ăn việc làm đến gia tăng GDP, tăng xuất khẩu… Nhìn bề ngoài thì Chính phủ đang có sự nỗ lực rất lớn để bắt kịp với tốc độ chóng mặt của startup với những nghị quyết, chính sách “ưu đãi, khuyến khích”. 

Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng vấn đề thì đa phần các bất cập trước kia chưa được khắc phục hoặc đang khắc phục với tốc độ rất chậm.

Một ví dụ điển hình là thuế nhập khẩu. Cơ quan chức năng luôn hô hào về khuyến khích sáng tạo và sản xuất trong nước, đặc biệt là ở lĩnh vực sản phẩm điện tử, công nghệ cao. Biểu thuế lại quy định nhập khẩu linh kiện có mức thuế từ 5-20%. 

Trong khi đó, một số mặt hàng nhập khẩu nguyên chiếc - ví dụ như sản phẩm chuyển đổi hình ảnh - thì thuế lại bằng 0%. Như vậy, để sáng tạo và sản xuất ra được một thiết bị thế này, giá thành trong nước chắc chắn phải cao hơn nước ngoài, đi ngược với chính sách khuyến khích nêu trên.

Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khởi nghiệp cần sự giúp đỡ xoá bỏ những chính sách như thế này trước chứ chưa cần phải có một quy định bắt phải buộc hoặc khuyến khích dùng các sản phẩm nội địa.

Vậy ông đánh giá thế nào về những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam?

Đối với nhà đầu tư, điều quan trọng nhất không phải là ưu đãi mà có một hệ thống pháp lý rõ ràng, rành rọt, không thể hiểu nhầm hoặc có thể hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, luật pháp cũng cần phải bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. 

Những điều luật như điều 292 Bộ luật Hình sự chỉ thêm phần gây hoang mang không chỉ cho startups mà cả các nhà đầu tư.

Khi đầu tư vào một công ty, họ sẽ trở thành những người chịu một phần trách nhiệm về công ty họ đầu tư vào đó. Với điều luật như vậy, không nhà đầu tư nào dám “nhảy vào” các startups Việt trong lĩnh vực Internet và viễn thông - có thể nói là gần như toàn bộ startup trong nước đều liên quan đến hai vấn đề này - vì thậm chí chỉ một vi phạm nhỏ của công ty họ đầu tư vào, Việt Nam cũng có cơ sở pháp lý để truy tố họ.

Hệ sinh thái khởi nghiệp

Ông đánh giá thế nào về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam thời điểm hiện tại?

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam hiện tại còn rất manh nha, chưa thể gọi là một hệ sinh thái thực sự. Trong hệ sinh thái này, chúng ta có thể bắt đầu có nhiều “startups” - tức là người làm, nhưng lại thực sự thiếu “người mua”. 

Số lượng nhà đầu tư của Việt Nam bây giờ cũng rất ít, chủ yếu nằm ở giai đoạn gieo mầm (seeding) và góp vốn ban đầu. Các nhà đầu tư tổ chức trong nước gần như không có. 

Thêm vào đó, các công ty, tập đoàn lớn cũng như các quỹ đầu tư tư nhân (PE) đều chưa có khẩu vị với startups dẫn đến không có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), startups và các nhà đầu tư chưa thoái vốn đươc. Đây là một mắt xích chính trong “hệ sinh thái” mà Việt Nam hoàn toàn chưa có.

Ông có so sánh gì về hệ sinh thái khởi nghiệp, và hành lang pháp lý cho việc hỗ trợ startup của Việt Nam với các nước trong khu vực?

Nhìn chung, dù có nhiều lợi thế về nguồn lực cũng như thị trường, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam thuộc diện chậm phát triển nhất trong khu vực. 

Một trong những lý do chủ đạo là nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp của cơ quan chức năng quá trễ so với các nước trong khu vực. 

Quản lý Nhà nước vẫn có xu hướng “kiểm soát” - ngay cả những việc rất tốt - thay vì “hỗ trợ” để ngày một tốt lên. Kiến thức về các mô hình kinh doanh mới của các bộ ban ngành còn ít, chưa có cơ chế để bản thân startups có thể giúp bổ sung kiến thức này. 

Tất cả những thứ trên dẫn đến một môi trường kinh doanh đi ngược lại với sự sáng tạo của các doanh nghiệp startups, vô hình chung, kìm hãm sự phát triển và đóng góp cho xã hội của nhóm này.

Với một trật tự mới trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và sự lên ngôi của những mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là trong lĩnh vực “nền kinh tế chia sẻ”, trong tương lai gần, thế giới sẽ sản sinh ra một loạt các “startup/technology hubs” ở các khu vực khác nhau. 

Vai rò của các “hub” này không kém phần quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn so với các trung tâm về tài chính như Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải,… và đất nước nào sở hữu “hub” này sẽ dẫn đầu trong một trật tự kinh tế thế giới mới.

Với 1,2 tỷ dân, ASEAN sẽ hình thành một cái “hub” lớn và các quốc gia trong khu vực đã nhận ra điều này trước chúng ta một thời gian. Việt Nam sẽ chọn có tự nhận ra và thay đổi hay là lại một lần nữa đi sau và bỏ lỡ cơ hội như vẫn làm trước kia?

Theo Vneconomy

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Ra mắt mô hình thanh niên khởi nghiệp

Sáng 8-11, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ ra mắt mô hình thanh niên khởi nghịêp “Xưởng may gia công Minh Lý”.

Để Việt Nam là điểm đến thu hút dòng tiền cho sáng tạo

Lượng tiền các quỹ đầu tư rót cho các startup Việt đang ngày càng tăng, điều này cho thấy các quỹ nước ngoài đang rất quan tâm tới lĩnh vực đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Những “bông hoa” khởi nghiệp

Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam, cũng là dịp để giới thiệu những người phụ nữ giỏi, thành đạt.

Bắt đầu từ mô hình cà phê thú cưng

Từ sự yêu thích những chú chó dễ thương, ba chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Phong (sinh năm 1985), Trần Phi Lê (sinh năm 1989) và Nguyễn Phi Hổ (sinh năm 1986) đã cùng nhau mở quán cà phê

Hoài cổ… hái ra tiền

Quán cà phê Lanzar nằm cạnh vòng xoay cầu Sắt, phường Lái Thiêu, TX.Thuận An, lọt thỏm giữa nhịp sống sôi động của đô thị.

Khởi nghiệp từ nhu cầu làm đẹp

Chị Huỳnh Thị Mỹ Hiền thuộc thế hệ 9x, quê TX.Bến Cát, khởi nghiệp từ nhu cầu làm đẹp bản thân. Hiện chị Hiền bán hàng mỹ phẩm qua mạng và là chủ nhân của một tiệm spa chuyên chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ.

Tập đoàn Singapore hợp tác chiến lược với startup Toong là ai?

CapitaLand ký hợp tác chiến lược với một startup Việt Nam 19 tháng tuổi, Toong - đơn vị vận hành chuỗi không gian làm việc chung (co-working)...

Khởi nghiệp và thành công từ cỏ nhân tạo

Chấn thương gối khiến anh Phan Bảo Châu phải rời sân cỏ, bỏ nghiệp quần đùi áo số, nhưng cỏ nhân tạo lại mang đến cho anh cơ hội khởi nghiệp rồi thành công khi bước vào thương trường.

Tập đoàn Hoa Sen tài trợ 10,5 tỷ đồng nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp

Ngày 17-10, tại Khu công nghệ phần mềm – Đại học Quốc Gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã diễn ra “Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai Chương trình khởi nghiệp giữa Đại học Quốc Gia TP.HCM và Tập đoàn Hoa Sen”.

Chàng trai bỏ chức giám đốc, bắt đầu với nghề nuôi gà

24 tuổi, Mai Xuân Trường đã quyết định nghỉ làm giám đốc điều hành một công ty du lịch tại TP.Hồ Chí Minh để về nhà tại phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một khởi nghiệp bằng nghề nuôi gà Đông Tảo.