Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 3-5-25 18:23:08

Phân tích

Hotline: 0274 383 347

Tác động nhiều mặt từ tăng trần lãi suất

0

Sau hơn 20 tháng lãi suất điều hành được duy trì ổn định để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch, mới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nâng trần lãi suất điều hành. Đây là quyết định cần thiết để kiểm soát lạm phát, giảm áp lực lên tỷ giá và cải thiện tính thanh khoản của ngân hàng. Ngay sau khi có quyết định của NHNN, các ngân hàng thương mại trong nước đã đồng loạt nâng trần lãi suất huy động và rục rịch tăng lãi suất cho vay. Điều này tuy mang đến niềm vui cho người gửi tiền, nhưng lại khiến không ít người đi vay lo lắng!

Tại cuộc họp chuyên đề của Chính phủ vào cuối tháng 9 vừa qua, người đứng đầu NHNN khẳng định đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới. Thách thức lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô vẫn là kiểm soát lạm phát, nên NHNN sẽ kiên trì các giải pháp theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng “ổn định không có nghĩa là cố định” mà phải theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp tình hình. Vấn đề “theo sát diễn biến” mà người đứng đầu NHNN đề cập chính là lạm phát toàn cầu hiện đang ở mức cao, đồng đô la Mỹ lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát. Việc NHNN tiếp tục nâng trần lãi suất điều hành sẽ tác động nhiều mặt lên nền kinh tế, nhưng không ngoài mục đích ổn định kinh tế vĩ mô.

Đơn cử đối với thị trường bất động sản, quyết định nâng trần lãi suất điều hành của NHNN sẽ là biện pháp để “dẹp loạn” nạn đầu cơ, từng bước đưa bất động sản về giá trị thật. Theo thống kê sơ bộ từ các ngân hàng thương mại, hiện có đến 70% tài sản bảo đảm tại các ngân hàng là bất động sản, nếu cho vay ồ ạt và khi giá bất động sản bị đẩy quá cao, bản thân các ngân hàng sẽ là bên chịu nhiều rủi ro khi thị trường gặp biến động... Ngay sau khi NHNN chính thức có văn bản thông báo về việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi, nhiều nhà đầu tư thứ cấp vốn phụ thuộc tài chính vào nguồn vay ngân hàng đã phải tính toán lại kế hoạch kinh doanh, trả nợ để không rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Đối với người gửi tiền, cùng một khoản tiền gửi như trước đây, khi nâng trần lãi suất huy động, người gửi tiền có thêm một khoản tiền lãi. Đây là động thái tích cực nhằm giúp hệ thống ngân hàng tăng huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân, từ đó tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Ngược lại, đối với người vay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang “khát vốn”, việc nâng trần lãi suất điều hành sẽ tác động làm tăng chi phí tài chính, giảm sức cạnh tranh. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp buộc phải cấu trúc lại hoạt động, sử dụng vốn tiết kiệm, thường xuyên đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất theo hướng tích cực hơn.

Mặc dù tác động nhiều mặt đối với nền kinh tế kể cả tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên động thái nâng lãi suất điều hành của NHNN được đánh giá là kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế. Động thái này là cần thiết không chỉ để kiểm soát lạm phát, giảm áp lực lên tỷ giá mà còn để cải thiện tính thanh khoản của ngân hàng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

LÊ QUANG

Từ khóa: Chính phủ

Nông thôn đáng sống

Nhìn lại chặng đường phát triển của Bình Dương qua 50 năm đất nước hòa bình, 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 28 năm thành lập tỉnh, tất cả mọi người đều khẳng định đó là bước phát triển vượt bậc.

Khắc ghi giá trị hòa bình

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, mỗi một người con đất Việt dấy lên niềm tự hào là lẻ đương nhiên.

Vươn lên từ gian khó...

Trong không khí cờ hoa rực rỡ những ngày tháng Tư lịch sử, cả đất nước đang trào dâng lòng tự hào dân tộc. Thấm thoắt, đã 50 năm thống nhất non sông, Nam - Bắc sum họp một nhà.

Xem xét nghị quyết cá biệt về sắp xếp đơn vị hành chính

Tại kỳ họp thứ 23 (chuyên đề), HĐND tỉnh khóa X sẽ xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra tại địa phương.

Nửa thế kỷ sáng tạo và tỏa sáng

Nửa thế kỷ, kể từ ngày đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật (VHNT) Bình Dương không ngừng sáng tạo, lớn mạnh, khẳng định vị thế trong dòng chảy chung của văn hóa dân tộc.

Vươn lên từ “chiếu hoa, thảm đỏ”

Sau 50 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, từ một tỉnh nghèo Bình Dương đã vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước.

Xứng đáng để tự hào

Sau gần 40 năm đất nước đổi mới, gần 30 năm Bình Dương nỗ lực xây dựng, đột phá phát triển đã mang lại cho tỉnh nhà những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Danh xưng xã, phường và hồn cốt văn hóa

Hiện cả nước đang khẩn trương triển khai lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tôn vinh sách và văn hóa đọc

Sách là kho tàng kiến thức vô giá của nhân loại, có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, phát triển văn hóa và hình thành nhân cách cho con người.

Tự hào và khắc ghi

50 năm miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, non sông liền một dải là thời gian đủ để khói lửa chiến tranh dần lùi về quá khứ, nhường chỗ cho sự kết đoàn, dựng xây cuộc sống ấm no, đất nước vươn tới mạnh giàu.