Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 12-5-25 04:51:22

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Không áp trần lãi suất cho vay

0

Khống chế lãi suất cho vay có thể gây méo mó hoạt động ngân hàng, nới trần lãi suất huy động tiền đồng lúc này không khả thi vì lạm phát đang có xu hướng giảm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định chiều 26-5.

  Thống đốc Nguyễn Văn Giàu.- Thị trường những ngày gần đây lan truyền thông tin Ngân hàng Nhà nước có thể khống chế lãi suất cho vay tiền đồng ở mức 18-19% và nới trần lãi suất huy động lên trên 14%. Thực hư của các phương án này là như thế nào, thưa Thống đốc?

- Đã có vài ý kiến đề cập tới chuyện này, nhưng tôi khẳng định đây không phải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa đưa ra bất cứ điều chỉnh nào về lãi suất cho vay cũng như huy động tiền đồng.

Về lý thuyết, khống chế lãi suất cho vay có vẻ tốt, tưởng như sẽ khiến xã hội yên tâm. Nhưng hệ lụy của nó rất lớn. Cầu tín dụng đang cao hơn so với cung, nếu áp trần sẽ không khả thi và nhiều rủi ro. Điều tôi sợ nhất là sự biến tướng lách trần, dẫn tới tiêu cực trong cán bộ. Tôi cho anh vay 18% rồi anh biếu tôi 3-4%, phần tiền này đâu có chảy vào ngân hàng ngân hàng. Khi người ta mua chuộc nhau có thể dẫn tới chuyện châm chước cho nhau, nới lỏng điều kiện tín dụng. Hậu quả là không chỉ ngân hàng đó rủi ro, mà còn gây tổn thương cho cả hệ thống.

Tôi chưa bao giờ phân công một ai trong Ngân hàng Nhà nước nói về định hướng lãi suất cả. Nếu có ai đó phát ngôn thì đó cũng không phải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và họ phải tự chịu trách nhiệm cá nhân khi làm tổn thương các quyết sách của Đảng Nhà nước và điều hành của Chính phủ.

- Theo ông tại sao thị trường lại đồn thổi như vậy?

- Quả thật trong những ngày tin đồn lan đi, thị trường liên ngân hàng có hơi lộn xộn, lãi suất dâng cao, tỷ giá của các ngân hàng cũng tăng lên. Nhưng có điều lạ là thời gian đó thanh khoản ngân hàng không có vấn đề gì, Ngân hàng Nhà nước lại đang bơm tiền đồng ra với một khối lượng lớn, mua vào rất nhiều đôla, có ngày mua trên 200 triệu USD. Mấy hôm nay tiền bơm ra rất ít, ở mức thấp nhất vài ba tháng trở lại đây, thị trường lại ổn định, tỷ giá xuống thấp cho dù Tổng cục Thống kê đã công bố nhập siêu tăng cao.

Qua nhiều lần chiêm nghiệm những tin đồn như vậy, tôi tự hỏi không hiểu tại sao người ta lại muốn tung hứng tâm lý cho thị trường. Người ta cứ nói áp trần lãi suất cho vay rồi lại phân tích không nên làm, mà thực tế Ngân hàng Nhà nước có động thái đó đâu, đã có tuyên bố chính thức gì đâu.

- Nhưng nhiều doanh nghiệp phàn nàn không thể tiếp cận vốn ngân hàng, lãi suất quá cao và có thể khiến lạm phát cao hơn nữa. Ông nghĩ sao về điều này?

- Tính đến 23-5, tín dụng cho nền kinh tế vẫn tăng ròng 135,8 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng 6,2% so với cuối năm ngoái, cao gấp 1,2 lần tăng trưởng GDP. Một số thông tin gần đây cho rằng vài chục phần trăm doanh nghiệp không tiếp cận được vốn ngân hàng. Tôi không đồng ý với điều đó. Với những doanh nghiệp mới thành lập, có thể chưa tiếp cận được vốn ngay. Nhưng những doanh nghiệp cũ thì không có chuyện đó. Vốn đã rót cho anh từ trước rồi, nay vẫn tăng thêm 6,2%. Nếu anh không tiếp cận được và phải trả lại ngân hàng vì lãi suất cao quá thì dư nợ tín dụng phải giảm xuống chứ làm sao tăng được.

Mong muốn của Chính phủ là kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, qua được giai đoạn khó khăn này, lãi suất sẽ giảm xuống. Mọi người cần chia sẻ khó khăn, chứ giờ này yêu cầu tăng dư nợ cho vay hơn nữa làm sao thực hiện được. Khi lãi suất cao, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không đạt như mong muốn nhưng cũng không đến mức phá sản hàng loạt, đóng cửa hàng loạt như người ta nói. Lãi suất là một chi phí tài chính quan trọng, nhưng không phải là thứ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Bản thân doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất cao thế này cũng phải đề ra giải pháp vượt qua khó khăn, và tôi nghĩ phần nhiều sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận một chút để hạn chế tăng giá bán, giữ chân khách hàng. Nếu tăng giá cao quá, không bán được hàng sẽ phải giảm xuống. Vì thế nói lãi suất tăng cao sẽ khiến lạm phát tăng cao cũng không đúng lắm.

- Các ngân hàng cho rằng lãi suất cho vay tăng cao thời gian qua chủ yếu do khó khăn về nguồn vốn, một số đơn vị đã phải đẩy lãi suất huy động vượt trần cho phép. Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước không nới trần lãi suất huy động lên trên 14% để gỡ khó cho họ?

- Điều chỉnh lãi suất phải nhìn theo tín hiệu kinh tế vĩ mô. Thực ra cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước có cân nhắc khi thấy giá thế giới biến động. Nhưng nay giá đang giảm dần, các yếu tố địa chính trị trên thế giới cũng ổn định, khó có thể đẩy giá lên cao hơn nữa.

Điều kiện vĩ mô đang tốt lên, lạm phát đang giảm thì tại sao phải nâng trần lãi suất huy động? Lạm phát cả năm liệu có lên tới 18% hay không mà đề nghị đẩy lãi suất huy động lên 18%. Cũng không nên đòi hỏi lãi suất thực dương vào lúc này, mà chúng ta chỉ hướng tới mục tiêu đó thôi. Khi thị trường kỳ vọng chính sách tốt lên, lạm phát giảm xuống, những ai đề nghị tăng lãi suất cần xem lại trách nhiệm của họ với xã hội, với đất nước.

Trong điều kiện bình thường, các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất, nhưng khi có vấn đề, luật cho phép Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào lãi suất mà ngân hàng ấn định cho khách. Ngân hàng nào không chấp hành yêu cầu đó sẽ bị xử phạt. Tại Hà Nội đã có một trường hợp bị phát hiện và xử phạt. TP HCM cũng đang xem xét một vụ.

- Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, nơi các ngân hàng cho nhau vay với lãi suất còn cao hơn cả huy động từ dân cư?

- Có người đã đề nghị áp trần với cả 3 loại lãi suất, lãi suất cho vay, huy động và trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng làm vậy sao được. Trong nền kinh tế thị trường không phải cái gì cũng khống chế theo ý muốn chủ quan được. Khống chế càng lâu sẽ càng méo mó. Với ngân hàng trung ương, khống chế lãi suất liên ngân hàng đâu có khó, nếu muốn tôi có thể bơm tiền ra được ngay. Nhưng Ngân hàng Nhà nước không làm thế vì mục tiêu dài hạn của chúng ta là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

- Có ý kiến từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng nên tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiểm soát lãi suất cho vay. Ông nghĩ sao về giải pháp này?

- Các ngân hàng đang huy động 14-15% một năm. Dự trữ bắt buộc tức là ông giữ của ngân hàng một lượng tiền nhất định mà chỉ trả cho người ta lãi suất 1,2%. Vốn dĩ họ đã phải chịu âm lãi suất cho khoản dự trữ bắt buộc đó rồi, nay muốn họ dự trữ nhiều hơn thì làm sao lãi suất cho vay giảm xuống được? Vì thế người ta mới nói dự trữ bắt buộc là công cụ bạo lực, một cách hành xử bạo lực với thị trường.

Theo VNE

Từ khóa:

Lãi suất huy động tăng, “hút” tiền gửi trong dân

Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt bằng lãi suất huy động nhìn chung có chiều hướng tăng nhẹ, nhằm thu hút người dân gửi tiền, gia tăng nguồn vốn huy động để các ngân hàng thực hiện cho vay.

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp

Nhằm tối ưu dòng tiền, giảm thiểu rủi ro và gia tăng năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang triển khai những giải pháp toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Techcombank Bình Dương khai trương chi nhánh thế hệ mới

Techcombank, Bình Dương, chi nhánh, giao dịch nhanh chóng

BVBank triển khai sản phẩm chứng chỉ tiền gửi online

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (BVBank) vừa triển khai sản phẩm chứng chỉ tiền gửi online với lãi suất hấp dẫn lên đến 6,2%/năm.

Sắp ngừng giao dịch thẻ từ, chuyển đổi sang thẻ chip

Những ngày gần đây, nhiều ngân hàng tiếp tục phát đi thông báo về việc ngừng giao dịch đối với các trường hợp chưa thực hiện chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nhằm tăng cường bảo mật và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vietcombank: Ra mắt giải pháp “Giải ngân trực tuyến” phục vụ doanh nghiệp

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa ra mắt giải pháp “Giải ngân trực tuyến” (Online Lending) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp.

BVBank: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vay vốn kinh doanh

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng với lãi suất cạnh tranh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (BVBank) vừa triển khai chương trình ưu đãi lãi suất “Vay nhanh - Lãi cạnh tranh” với lãi suất chỉ từ 6,95%/năm.

Ngân hàng tăng cung tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 16% trong năm 2025, các ngân hàng không chỉ mang đến nguồn vốn vay linh hoạt mà còn đáp ứng mọi loại hình kinh doanh.

Ngành ngân hàng: Tăng cường bảo mật giao dịch online

Gửi tiết kiệm online ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và nhiều lợi ích.

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ