Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 5-5-25 21:25:02

Thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

0

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Quốc hội thảo luận về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: TTXVN)
Quốc hội thảo luận về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Chiều 5-5, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Trước đó, trình bày tóm tắt Tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vào sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Đồng thời, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải căn cứ vào chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Về định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung sau: các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội; các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.

Cũng tại Kỳ họp chiều nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, gồm 15 thành viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch với thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở trung ương.

z6570428558505-b3266ca2cebf4bc30fd4058b92878acd.jpg
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến; xác định nội dung và ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp, ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 9 này.

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được sử dụng con dấu của Quốc hội, có cơ quan thường trực là Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Theo TTXVN

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5-5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Công viên sách - nơi kết nối tri thức

Không chỉ là nơi khởi nguồn của mô hình “Cà phê sáng - Trao đổi với nhân dân”, thời gian qua, phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một còn là đơn vị đã nghiên cứu, xây dựng nhiều mô hình ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn.

TP.Dĩ An: 75 học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị

Trung tâm Chính trị TP.Dĩ An vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới khóa II năm 2025.

Đảng bộ phường Dĩ An (Tp.Dĩ An): Từ học tập đến làm theo Bác một cách thiết thực

Thời gian qua, Đảng bộ phường Dĩ An luôn xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Đa dạng hoạt động trongTuần lễ Thanh niên công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn triển khai toàn Đoàn trong tỉnh thực hiện Tuần lễ Thanh niên công nhân tỉnh lần thứ XVIII năm 2025 với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực dành cho người lao động, thanh niên công nhân.

Sáng 5-5, Quốc hội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Báo Sài Gòn Giải Phóng kỷ niệm 50 năm Ngày ra số đầu tiên

Ngày 4-5, tại Hội trường Thống nhất, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày ra số đầu tiên (5-5-1975 – 5-5-2025).

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước giảm 66,91% đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sắp xếp, cả nước giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị (tương đương 66,91%); địa phương có tỷ lệ giảm cao nhất là 76,05%.

Hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã

Ngày 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.