Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 3-5-25 05:17:25
Hotline: 0274 383 347

Tiến sĩ Nguyễn Nhã mổ xẻ những vi phạm trắng trợn của Trung Quốc

0

 

Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Nhã, một trong những chuyên gia hàng đầu về Hoàng Sa - Trường Sa với bề dày nghiên cứu gần 40 năm, đã có những phân tích về hành vi của Trung Quốc (TQ) trong việc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đe dọa hòa bình, ổn định thế giới khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 TQ vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc

Theo TS Nguyễn Nhã, năm 2009 Việt Nam đã nộp hai báo cáo quốc gia lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc (LHQ) về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam ngoài 200 hải lý. Thực hiện quyền chủ quyền của mình theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

TQ tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 từ ngày 7-6-1996. Từ thời điểm đó, TQ có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của công ước này. Bằng việc mời những công ty nước ngoài tham gia đấu thầu ở các lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và ngày 2-5- 2014 TQ đặt giàn khoan Hải Dương - 981, TQ không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam mà còn vi phạm nghĩa vụ của TQ với tư cách là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982.

TQ vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông

Năm 2002, TQ và ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là Tuyên bố DOC năm 2002). TQ và ASEAN khẳng định lại cam kết của mình tôn trọng mục tiêu và những nguyên tắc của Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế.  

Tàu hải tuần 46105 của Trung Quốc áp sát, phun vòi rồng tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông 

“TQ phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết nêu trên. Trong các hội nghị cấp cao giữa ASEAN - TQ và những hội nghị khác, đại diện TQ ở các cấp đều khẳng định tuân thủ Tuyên bố DOC năm 2002. Tuyên bố chung của các nguyên thủ và Thủ tướng các nước ASEAN và TQ về đối tác chiến lược ASEAN - TQ thông qua tại Bali (Indonesia) ngày 8-10-2003 đã coi việc thực hiện DOC là một biện pháp trong hợp tác an ninh giữa ASEAN và TQ”, TS Nguyễn Nhã cho biết.

“Với việc mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam và nghiêm trọng hơn nữa là việc đặt giàn khoan Hải Dương - 981, TQ đã đi ngược lại những cam kết của mình theo Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và TQ về ứng xử của các bên ở biển Đông, đặc biệt là cam kết không có hành động làm cho tình hình phức tạp thêm”, TS Nguyễn Nhã khẳng định.

TQ vi phạm các cam kết thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và TQ

Theo TS Nguyễn Nhã, việc TQ mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam và việc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 đã đi ngược lại những cam kết trong Tuyên bố chung và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước. Đó là Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức TQ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cuối tháng 11-2011. Tuyên bố chung nêu rõ, trước khi tranh chấp được giải quyết dứt điểm, hai bên cùng gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển Đông, không có hành động làm phức tạp hóa, mở rộng tranh chấp, đồng thời hai bên nỗ lực thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - TQ. Trong Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước ký ngày 11-10-2011, hai bên cam kết “nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông”.

TS Nguyễn Nhã cho rằng những việc làm sai trái gần đây của TQ thực chất là để thực hiện hai ý đồ. Thứ nhất, biến các vùng biển của Việt Nam mà theo luật pháp quốc tế, hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp, thành vùng biển tranh chấp. Thứ hai, mở rộng tranh chấp trên biển giữa hai nước. “Việc làm đó nằm trong một loạt hoạt động gần đây của TQ để thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của TQ ở biển Đông và làm cho tình hình biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng hơn. Việc TQ mời thầu và đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong các vùng biển của Việt Nam rõ ràng là phi pháp và hoàn toàn vô giá trị.

Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ chủ quyền với Hoàng Sa - Trường Sa

Về Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, TS Nguyễn Nhã khẳng định công hàm chỉ mang tính chính trị khi hai bên cùng là đồng chí, đồng minh ủng hộ Tuyên bố của Thủ tướng Chu Ân Lai về lãnh hải 12 hải lý, không có giá trị pháp lý quốc tế về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi theo Hiệp định Genève mà TQ đã ký thì Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc chính quyền phía Nam quản lý.

“Đến sau ngày 30-4-1975, hai chính quyền miền Nam và miền Bắc đã hiệp thương đưa tới tổng tuyển cử có Quốc hội và Nhà nước Việt Nam thống nhất đã thừa kế những gì của chính quyền miền Nam Việt Nam, trong đó có quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam thống nhất chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ chủ quyền, đặc biệt với Sách trắng 1979 đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế”, TS Nguyễn Nhã nói.

Sức mạnh của Việt Nam là nắm được chính nghĩa

TS Nguyễn Nhã đã nhấn mạnh như vậy và khẳng định: “Sự thật lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam luôn tuân thủ luật pháp quốc tế từ việc chiếm hữu thật sự mang tính Nhà nước, liên tục và hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Việt Nam có cơ sở để đưa TQ ra Tòa án Luật Biển và với chính nghĩa của mình thì phải thẳng kiện”, TS Nguyễn Nhã bày tỏ tin tưởng.

T.S (tổng hợp)

Từ khóa:

Hải đoàn 129 Hải quân: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế

Hải đoàn 129 thành lập ngày 27-5-1978 theo Quyết định số 415/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, trực thuộc Quân chủng Hải quân, tiền thân là Khu Duyên hải 41.

Mang hơi ấm mùa Xuân đến các đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Chiều 26-12, tại TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đã tập hợp hàng hóa lên các tàu cho hành trình đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân quần đảo Trường Sa...

Đoàn phóng viên Bình Dương chuyển quà của Tỉnh ủy đến quân và dân Trường Sa

Sáng 26-12, tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (tỉnh Khánh Hòa), trước khi lên tàu tham gia chuyến thăm, chúc tết quân và dân trên quần đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025...

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hòa bình và ổn định quốc tế .

Dư luận quan ngại về cách hành xử của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ, Phái đoàn EU tại Việt Nam, Philippines quan ngại cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam.

Đoàn Trinh sát số 2 tuyên truyền về biển đảo, tác hại ma túy và IUU

Sáng ngày 10-7, Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) tổ chức tuyên truyền về biển đảo, pháp luật và phòng, chống khai thác IUU cho hơn 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân

28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp 50% GDP cả nước

Khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình