Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 13:47:24

Tô Xuân Trường: Cao đồ Vịnh Xuân Kim Long Quyền

0

Đoạt nhiều giải thưởng về võ thuật cổ truyền, Tô Xuân Trường là một cao đồ của Vịnh Xuân Kim Long Quyền. Anh còn học, nghiên cứu về đông y để chữa bệnh, nghiên cứu võ học và sáng tạo ra những bài quyền mới.

  Trường (trái) và sư phụ Nguyễn Hữu Phước- người mặc áo trắngTô Xuân Trường nổi tiếng trong làng võ về những thành tích thi đấu ở các giải võ thuật cổ truyền Việt Nam. Bộ sưu tập huy chương của anh ở các giải đấu khiến nhiều người ao ước. Anh vừa biểu diễn, vừa thi đấu đối kháng, đối luyện. Riêng bộ huy chương biểu diễn của Tô Xuân Trường cũng tới trên 20 chiếc huy chương vàng, thi đấu thì có một huy chương vàng...

Y võ song hành

Mê phim và coi Lý Tiểu Long là thần tượng, 9 tuổi, Tô Xuân Trường đã học võ. Trường học khá nhiều thầy võ khác nhau. Và mỗi môn phái đều mang lại cho anh những khám phá thú vị, hữu ích. Nhưng phải đến năm 18 tuổi, khi Trường thọ giáo võ sư Nguyễn Hữu Phước, người sáng lập phái Vịnh Xuân Kim Long Quyền - thì năng khiếu võ thuật của anh mới có cơ hội phát triển. Môn phái Vịnh Xuân Kim Long Quyền là sự kết hợp giữa hai phái Vịnh Xuân và phái Kim Long. “Bởi vì thầy Phước trước đây là học trò của thầy Hồ Hải Long thuộc phái Vịnh Xuân và thầy Hoàng Thái Long thuộc phái Kim Long nên sáng tạo ra phái này. Đòn thế của phái này cũng dựa trên nền tảng của hai phái đó, kết hợp với những chiêu thức sáng tạo khác của thầy Phước. Đòn thế là những đòn đánh triệt, “liên tiêu đới đả” - nghĩa là công thủ cùng lúc - và “đả thủ tắc vi tiêu thủ” - tức là dùng sức tấn công của đối phương mà đánh lại đối phương. Chủ yếu nó dùng mộc nhân để luyện” - võ sư Tô Xuân Trường giải thích.

Nhờ khổ luyện, Trường đã thủ đắc những chiêu thức của bổn phái. Anh được đánh giá là người có tố chất võ học rất tốt, giỏi nhiều mặt về võ thuật, từ biểu diễn quyền thuật, biểu diễn binh khí, thi đấu đối kháng, song luyện... Bản thân Trường từng thi đấu nhiều giải và đoạt rất nhiều huy chương. Có thể kể: Tại giải Võ thuật cổ truyền trẻ TP.HCM dành cho đối tượng dưới 18 tuổi, anh đoạt huy chương đồng, giải toàn thành thì tổng cộng được 2 huy chương vàng, 3 huy chương đồng... Tháng 5-2010, Trường đoạt huy chương vàng tại Đại hội Võ thuật cổ truyền toàn quốc tổ chức ở Nghệ An. Tại giải Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần hai, tổ chức tại TP.HCM, anh đoạt huy chương vàng với màn biểu diễn bài hùng kê quyền. Võ sư Tô Xuân Trường tâm sự: “Học võ có nhiều cái hay, rèn sức khỏe, rèn ý chí niềm tin, rèn đạo đức và tính kiên nhẫn. Học võ cổ truyền cũng là một cách để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và phát huy nó.”

Không chỉ giỏi võ, Tô Xuân Trường còn nghiên cứu về y thuật nữa. May mắn có bố vợ là võ sư - lương y Nguyễn Thanh Sơn chỉ giáo, Trường đang từng bước nắm bắt về y thuật. Anh tỏ ra là người có năng khiếu và nhiều tiến bộ. “Y học cổ truyền và võ học cổ truyền là song hành, có thể kết hợp cùng nhau được. Và cũng có thể hỗ trợ nhau, phát triển được theo đúng nghề. Vì chúng đều dựa trên nguyên lý của triết học âm dương, ngũ hành. Trong thực tế, người luyện võ thường hay bị chấn thương nên cần chữa bệnh. Do vậy, họ thường học y, tự nghiên cứu để trước hết là chữa bệnh cho mình và cứu người. Nghề võ, khi mình lớn tuổi rồi sẽ không đi thi đấu được, lúc đó sẽ chuyển làm thuốc” - Võ sư Trường bộc bạch.

Nghiên cứu về y thuật và võ học, Tô Xuân Trường thấm nhuần và ngộ ra những điểm tương đồng giữa chúng. “Y và võ đều chú trọng về Đức, Tâm Đức. Người có tài mà không có đức cũng không có ích, mà trái lại là có hại. Tôi mong muốn mình sẽ hiểu được tinh hoa của y và võ để bảo tồn và truyền bá nó” - Tô Xuân Trường chia sẻ.

Những sáng tạo võ học

Từ những năm tháng miệt mài luyện võ, thi đấu và nghiên cứu đó, võ sư Tô Xuân Trường đã sáng tạo ra một số bài quyền của riêng mình, nhưng anh chưa công bố. Khoảng năm 2008, qua nhiều lần chiêm nghiệm và luyện tập, Trường nghĩ ra bài quyền binh khí Thanh Long Thiền Trượng dài khoảng gần hai phút biểu diễn. Bài quyền này là sự kết hợp những tinh hoa từ những bài quyền Bát Quái Côn, Lục Điểm Long Côn, Quán Tú Thanh Long Đao và Kim Long Đao. Võ sư Trường nói: “Trượng là một binh khí trấn giữ môn phái. Nó có thể đánh được tất cả các loại binh khí. Trong hình thù, cấu tạo của cây trượng là sự tổng hợp thế mạnh của các loại binh khí. Kiếm thích (đâm), đao phạt, thương điểm (thọc vào), côn đập... Thiền trượng có đủ những điểm đó. Do vậy, tôi mới nghĩ ra bài quyền này”. Khi tôi ghé thăm, anh đã biểu diễn cho tôi xem bài quyền Thanh Long Thiền Trượng. Bài quyền khá dài và phức tạp, chỉ nhìn qua không thể nhớ hết. Những đòn thế của nó vừa uy mãnh vừa đẹp mắt.

Ngoài bài quyền này, anh còn sáng tạo ra một loại binh khí dùng cho bài quyền khác. Binh khí đó là dùng sợi dây thừng để đánh. Tên bài quyền và chiêu thức, anh vẫn chưa tiết lộ. Anh nói thêm: “Học võ, cũng như những nghề khác, muốn thành công, phải đam mê và tìm tòi. Từ đó mới tìm ra, lĩnh hội được tinh hoa của nó. Nhờ đó mới có những sáng tạo, những chiêu thức mới”.

Trong tương lai dự định của Trường là sẽ mở một trung tâm, hoặc một trường học dạy về võ và y. Anh sẽ nhận những trẻ mồ côi về nuôi rồi đào tạo về võ thuật, dạy nghề y. Trường sẽ mời các thầy cô về lương y hỗ trợ mình, dạy cho các em. Hiện nay, khi chưa có điều kiện mở trường, thực hiện ý tưởng đó, hàng ngày Trường vẫn theo sư phụ phụ huấn luyện cho các môn đệ. Điều may mắn và hạnh phúc nhất với anh là gia đình luôn ủng hộ anh hết mình. Vợ anh, con gái của võ sư - lương y Nguyễn Thanh Sơn, vốn cũng là một võ sĩ, nên hết lòng ủng hộ anh theo đuổi con đường võ thuật và y học. gần như trận đấu nào của Trường, vợ anh cũng đi theo, ủng hộ.

Thành công đến với võ sư Tô Xuân Trường cũng nhiều. Nhưng thất bại cũng không ít. Sau mỗi lần thất bại, Trường lại rút ra những bài học cho mình, để đứng lên, nhẫn nhịn luyện tập thêm. Bởi Trường nghĩ: “Có được đã khó, giữ được càng khó hơn”.

NGUYỄN VĂN THỊNH

Từ khóa:

Căng sức phòng lửa, giữ rừng

Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng là rừng phòng hộ duy nhất của tỉnh Bình Dương, được ví như “lá phổi xanh” đặc biệt để điều hòa khí hậu trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.