Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 21:43:37

Tổng đài 1022: Linh hoạt cấp cứu mẹ con sản phụ 22 ngày tuổi

0

Lãnh đạo Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Dương cho biết, sáng 19-8, tổng đài 1022 đã nhận được điện thoại cầu cứu của mẹ con sản phụ 22 ngày tuổi trong tình trạng sức khỏe rất yếu ớt và có tiếng khóc của trẻ con. Ngay khi nhận được thông tin, ê kíp xử lý thông tin của tổng đài 1022 đã chuyển đến đường dây nóng của ngành y tế nhưng phía đường dây nóng đang trong tình trạng quá tải. 

Xác định đây là trường hợp khẩn cấp, các thành viên tiếp nhận thông tin đã quyết định báo cáo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông để kịp thời giải quyết tình huống, cứu người bệnh trong tình huống khẩn cấp này. 

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã nhanh chóng liên lạc và nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ bác sĩ Huỳnh Thị Kim Chi, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Chi. Rất nhanh, hệ thống tiếp nhận 1022 đã liên hệ xe cứu thương của đơn vị quân đội đưa cấp cứu mẹ con sản phụ. 


Mẹ con sản phụ Phạm Thị Phương tại Bệnh viện Đa khoa Phương Chi tối 19-8

Tối 19-8, trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, bác sĩ Phùng Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Chi, phụ trách Khoa truyền nhiễm lâm thời - người tiếp nhận và trực tiếp theo dõi mẹ con sản phụ Phạm Thị Phương, cho biết sau gần 10 tiếng cấp cứu mẹ con sản phụ đã phục hồi sức khỏe tốt. Chị Phương có biểu hiện sốt, cơ thể mệt mỏi nhưng không có những diễn tiến nặng, chị đã tự ngồi dậy được. Riêng em bé vẫn còn sốt, quấy khóc song bú tốt là dấu hiệu rất mừng. 

Bác sĩ Dung cho rằng, bệnh nhân có biểu hiện ngất đi là do sợ hãi, hoang mang cao độ cộng với việc mất sức vì cơ thể mới sinh còn rất yếu, cộng với gần 2  ngày không ăn uống được. Qua thăm khám, các bác sĩ bệnh viện đưa chị Phương các thuốc điều trị triệu chứng, bố trí chị vào khu điều trị tầng 2 nơi có bình oxy và các trang thiết bị cấp cứu cần thiết. 

Về phác đồ điều trị, do thể trạng của người mới sinh rất yếu, cộng thêm tâm lý không ổn định nên các bác sĩ trấn an tâm lý, nhắc nhở việc uống thuốc, chăm sóc bản thân và cho bé bú, đồng thời  bố trí mẹ con sản phụ tại khu vực có oxy để tiện theo dõi và xử lý trong tình huống có dấu hiệu chuyển biến nặng. 

Bác sĩ Dung cho biết thêm, đối với các bệnh nhân không may bị nhiễm Covid-19, việc bình tĩnh, ổn định tâm lý và ăn uống đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua bệnh tật. 

Chị Phương cho biết, vợ chồng chị là công nhân tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I (TP.Thuận An). Đến ngày 19-8 chị sinh con được 22 ngày, đang ở trọ tại phường An Phú, TP.Thuận An. 

Trước đó, ngày 15-8, chị Phương có biểu hiện ho, sốt; chị không nghĩ mình bị nhiễm bệnh Covid-19. Đến sáng 17-8, chồng chị - anh Lê Hồng Dũng đến khám tại phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn TX.Thuận An thì phát hiện dương tính với Covid-19 và được đưa đi cách ly ngay, chỉ kịp gọi về thông báo với vợ con.

Sau khi biết chồng bị nhiễm Covid-19 chị Phương đã điện đến tổng đài 1022 thông báo tình hình khó khăn của mình và xin được test Covid-19. Lực lượng y tế địa phương đã đến làm xét nghiệm nhanh và kết quả ban đầu cho thấy chị và con gái  22 ngày tuổi dương tính với Covid-19. Trong thời gian chờ đợi kết quả PCR, chị Phương  được đội ngũ y tế phường hướng dẫn chăm sóc bản thân và em bé tại nhà. 

Đến cuối ngày 18-8, chị thấy cơ thể bắt đầu xuống sức và dần rơi vào trạng thái kiệt sức; em bé bắt đầu sốt 39 độ và quấy khóc. Bản thân chị không ăn uống do không thể nấu nướng, cộng với tinh thần xuống dốc trầm trọng, chị gọi điện đến tổng đài 1022 và nhận được sự tư vấn cách chăm sóc tại nhà. Đến sáng 19-8, chị   gọi cầu cứu tổng đài 1022.

Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết khi tiếp nhận thông tin từ chị Phạm Thị Phương đơn vị đã cố gắng hết sức trong giới hạn của các cá nhân để cứu mẹ con sản phụ. “Tuy vậy, chúng tôi mong muốn các bệnh nhân cần cấp cứu y tế hãy gọi đến tổng đài 115 để được xử lý, cấp cứu kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc”, ông Anh nói.

Tiểu My

 

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Cách trị ho, rát cổ cho bệnh nhân Covid-19 theo y học cổ truyền

Kê gối cao khi ngủ, súc miệng nước muối, sử dụng lê hấp, hoặc pha nước ấm mật ong với gừng chanh sả... giúp làm dịu cơn ho, giảm rát họng.

F0 điều trị tại nhà mắc sốt xuất huyết cần lưu ý gì?

Dịch COVID-19 chưa qua thì sốt xuất huyết lại bùng lên mạnh ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Có nhiều trường hợp vừa mắc COVID-19 vừa nhiễm sốt xuất huyết. Vậy những F0 cần chú ý gì khi không may nhiễm dịch kép?

F0 cần làm gì để phòng tránh di chứng hậu COVID-19?

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 là tránh nhiễm virus ngay từ đầu, tiêm vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng.

Kỹ thuật tập thở cho người bệnh Covid - 19 mức độ nhẹ

.

Theo dõi sức khỏe, dấu hiệu chuyển nặng người mắc Covid-19 tại nhà

Theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31-01-2022.

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà: Triệu chứng bất thường cần báo y tế và dấu hiệu chuyển nặng

Bấm để xem chi tiết.

Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà

Bấm để xem chi tiết.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà

Bấm để xem chi tiết.

Có nên xông cho trẻ nhỏ chữa Covid?

Cả nhà tôi mắc Covid-19, trong đó có hai con 4 tuổi và 6 tuổi. Xin hỏi có nên xông cho trẻ nhỏ và xông như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

WHO: Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 giảm trên toàn cầu

Trong tuần tính đến ngày 1/3, số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan COVID-19 đã giảm 10%, nối tiếp đà giảm được ghi nhận lần đầu tiên tuần trước đó.