Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 06:20:00

WHO: Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 giảm trên toàn cầu

0

Trong tuần tính đến ngày 1/3, số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan COVID-19 đã giảm 10%, nối tiếp đà giảm được ghi nhận lần đầu tiên tuần trước đó.


Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới đã giảm 16% trong tuần vừa qua, đánh dấu đà giảm kéo dài một tháng trong biểu đồ về số ca mắc COVID-19 toàn cầu.

Báo cáo của WHO cho thấy trong tuần tính đến ngày 1/3, số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan COVID-19 đã giảm 10%, nối tiếp đà giảm được ghi nhận lần đầu tiên tuần trước đó.

Theo WHO, hơn 10 triệu ca mắc mới và khoảng 60.000 ca tử vong trên toàn cầu trong tuần được thống kê. Tây Thái Bình Dương là khu vực duy nhất chứng kiến sự gia tăng ca mắc COVID-19 - tăng khoảng 1/3 so với tuần trước đó.

Tỷ lệ tử vong do căn bệnh này cũng tăng 22% ở Tây Thái Bình Dương và khoảng 4% ở Trung Đông, trong khi giảm ở các khu vực khác.

WHO đánh giá Omicron vẫn là biến thể phổ biến trên toàn thế giới. Dữ liệu thống kê cho thấy, có tới 99,5% số ca mắc COVID-19 hiện nay do biến thể Omicron gây ra, trong khi chỉ có 0,3% là do nhiễm Delta.

Theo WHO, trong tháng trước, thế giới không xuất hiện thêm biến thể nào đáng lo ngại, ngoại trừ những biến thể đã biết gồm Beta, Gamma, Lambda hay Mu. Tuy nhiên, cơ quan này cũng thừa nhận rằng nhiều quốc gia vẫn đang chật vật giải quyết các thách thức về giám sát chuỗi lây lan.

Nhiều quốc gia tại châu Âu như Anh, Thụy Điển và Đan Mạch đã nới lỏng hầu hết các biện pháp hạn chế, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 giảm đáng kể và các chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy mạnh.

Tại Mỹ, các nhà khoa học ước tính khoảng 73% dân số hiện đã miễn dịch với Omicron và theo đó nước này không cần áp đặt các biện pháp phòng dịch khắt khe nếu xảy ra làn sóng dịch bệnh mới trong tương lai.

Mặc dù vậy, WHO khuyến cáo vẫn còn quá sớm để tuyên bố rằng đại dịch COVID-19 đã kết thúc. Cơ quan này đồng thời cảnh báo nếu có cơ hội lây lan, virus SARS-CoV-2 sẽ còn tiếp tục biến đổi và rất có thể sẽ phát sinh một biến thể mới có nguy cơ lây nhiễm và gây tử vong cao hơn.

Theo VIETNAM+

Từ khóa: WHO, COVID-19, SARS-CoV-2

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Cách trị ho, rát cổ cho bệnh nhân Covid-19 theo y học cổ truyền

Kê gối cao khi ngủ, súc miệng nước muối, sử dụng lê hấp, hoặc pha nước ấm mật ong với gừng chanh sả... giúp làm dịu cơn ho, giảm rát họng.

F0 điều trị tại nhà mắc sốt xuất huyết cần lưu ý gì?

Dịch COVID-19 chưa qua thì sốt xuất huyết lại bùng lên mạnh ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Có nhiều trường hợp vừa mắc COVID-19 vừa nhiễm sốt xuất huyết. Vậy những F0 cần chú ý gì khi không may nhiễm dịch kép?

F0 cần làm gì để phòng tránh di chứng hậu COVID-19?

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 là tránh nhiễm virus ngay từ đầu, tiêm vaccine đầy đủ, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng.

Kỹ thuật tập thở cho người bệnh Covid - 19 mức độ nhẹ

.

Theo dõi sức khỏe, dấu hiệu chuyển nặng người mắc Covid-19 tại nhà

Theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31-01-2022.

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà: Triệu chứng bất thường cần báo y tế và dấu hiệu chuyển nặng

Bấm để xem chi tiết.

Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà

Bấm để xem chi tiết.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà

Bấm để xem chi tiết.

Có nên xông cho trẻ nhỏ chữa Covid?

Cả nhà tôi mắc Covid-19, trong đó có hai con 4 tuổi và 6 tuổi. Xin hỏi có nên xông cho trẻ nhỏ và xông như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

WHO: Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 giảm trên toàn cầu

Trong tuần tính đến ngày 1/3, số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan COVID-19 đã giảm 10%, nối tiếp đà giảm được ghi nhận lần đầu tiên tuần trước đó.