Hotline: 0274 383 347
Thứ hai, 28-7-25 00:27:22

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sửa Pháp lệnh Dân số, bỏ quy định sinh 1 hoặc 2 con

0

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sửa đổi pháp lệnh, bỏ quy định sinh một hoặc hai con, tận dụng thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quang cảnh phiên họp.

Chiều 3/6, tại Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và biểu quyết thông qua Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11, đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12.

Trước đó, trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc, tích cực tham gia, phối hợp, nỗ lực triển khai công tác dân số của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức quốc tế, công tác dân số nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Chính sách, pháp luật về dân số từng bước được hoàn thiện.

Từ năm 2006 đến năm 2021, nước ta đã đạt và duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp; quy mô dân số năm 2024 đạt hơn 100 triệu người.

Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội; chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta không ngừng tăng lên; tuổi thọ bình quân người Việt Nam ngày càng được nâng cao. Kết quả nêu trên là tiền đề quan trọng để chuyển chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.

Việc ban hành Pháp lệnh nhằm tạo cơ sở pháp lý thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số, trong đó chú trọng về mức sinh; quy định quyền nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bình đẳng giới trong thực hiện công tác dân số, góp phần duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, khắc phục tình trạng chênh lệch đáng kể mức sinh giữa các vùng, đối tượng.

Dự thảo Pháp lệnh này sửa đổi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Dân số số 08/2008/PLUBTVQH12 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003: "Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con" thành "Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng"; bỏ khoản 2 "Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định"; giữ nguyên khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh Dân số số 08/2008/PLUBTVQH12 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định thành khoản 2 Điều 1 của dự thảo Pháp lệnh.

Sửa đổi này nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng, tránh để mức sinh giảm quá thấp, không đạt mức sinh thay thế - điều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng trong tương lai.

Tờ trình của Chính phủ cho thấy, việc sửa đổi văn bản pháp luật quy định về số con là một trong những nội dung nhằm duy trì mức sinh thay thế, tránh mức sinh tiếp tục giảm thấp trong thời gian tới.

Theo một số nghiên cứu hiện nay, mong muốn có hai con vẫn đang phổ biến trong xã hội nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng hiện thực được mong muốn đó; các yếu tố khác trong cuộc sống chi phối rất nhiều đến quyết định sinh con của người dân; do vậy, sau khi sửa quy định này có thể mức sinh sẽ tăng trong giai đoạn ngắn, tuy nhiên tăng không đáng kể.

Theo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa và Xã hội, dự thảo Pháp lệnh phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Tuy chỉ sửa đổi một điều (Điều 10) của Pháp lệnh Dân số, song nội dung sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong việc chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, thực hiện mục tiêu về điều chỉnh quy mô dân số tại Nghị quyết số 21 về công tác dân số trong tình hình mới là "Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con)".

Ủy ban này đề nghị Chính phủ bảo đảm nguồn lực thực hiện, trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm quan trọng nhất là của cơ quan quản lý nhà nước về dân số và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phải đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là khi mức sinh đã giảm sâu dưới mức sinh thay thế, rất khó hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 là duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành phạm vi sửa đổi, đối tượng áp dụng, bố cục của dự thảo Pháp lệnh, đề nghị lấy tên gọi của Pháp lệnh là "Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số," bảo đảm ngắn gọn, đầy đủ, phù hợp với cách thể hiện về tên gọi tương tự như các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được thông qua.

Việc sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số nhằm thể chế hóa ngay ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định dự án Pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua./.

Theo TTXVN

Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ phường

Ngày 22-7, Tổ công tác số 1 Ban Chỉ đạo đại hội Thành ủy TPHCM làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy phường Bình Hưng Hòa về công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ phường, nhiệm kỳ 2025-2030.

TPHCM thành lập 17 tổ công tác chỉ đạo đại hội

Các thành viên Ban Chỉ đạo đại hội tham dự và trực tiếp chỉ đạo đại hội ở Đảng bộ phường, xã, đặc khu và cấp trên trực tiếp cơ sở.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai công tác đo đạc, xác định phạm vi ranh giới của đơn vị hành chính các cấp trên thực địa của địa phương mình để lập hồ sơ, bản đồ địa giới...

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội

Sáng 21-7, tổ công tác số 9 Ban Chỉ đạo đại hội của Thành ủy TPHCM do đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM, làm việc với Đảng ủy phường Gia Định...

Phường Bình Hòa: Công bố và trao quyết định thành lập tổ chức Đảng và công tác cán bộ

Chiều 30-6, phường Bình Hòa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định thành lập tổ chức Đảng và công tác cán bộ.

Đồng chí Bùi Thanh Nhân được chỉ định giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh từ 1-7-2025

Đồng chí Bùi Thanh Nhân, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương được chỉ định làm Chủ tịch LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh

Phường Dĩ An sẵn sàng phục vụ nhân dân

Ngày mai (1-7-2025), phường Dĩ An sẽ vinh dự đón đoàn cán bộ lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh đến làm việc, tham quan Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Dĩ An.

Niềm vui của người dân về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Nhiều cán bộ, đảng viên và người dân các xã, phường thuộc TP.Hồ Chí Minh mới đã chia sẻ niềm vui trong ngày công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính

Xã Phú Giáo: Nhiều lợi thế để phát triển trong thời gian tới

Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phú Giáo, tổ chức lễ công bố nghị quyết, quyết định của tỉnh về thành lập Đảng bộ, chỉ định nhân sự

Công bố Quyết định thành lập phường Lái Thiêu

Chiều 30-6, Phường Lái Thiêu long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam phường