Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 30-4-25 20:01:49

Về thăm vùng đất của những chiến công

0

“Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây-me, Đà Nẵng”. 54 năm đã trôi qua, nhưng chiến thắng Bàu Bàng ngày 12-11-1965 vẫn còn in dấu mãi. Và hôm nay đây, có dịp trở lại thăm vùng đất này, sẽ thấy sự chuyển mình mạnh mẽ. Bàu Bàng đang tung cánh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Và, trong tương lai không xa, Bàu Bàng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị của tỉnh.


Đường vào trung tâm thị trấn Lai Uyên hôm nay khang trang, rực rỡ cờ hoa. Ảnh: QUỐC CHIẾN

“Quả đấm thép”

Tượng đài chiến thắng Bàu Bàng ở thị trấn Lai Uyên đứng sừng sững. Từ lâu, nơi đây đã trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Bàu Bàng, là địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ hướng về với cội nguồn dân tộc. Đã 54 năm qua (ngày 12-11-1965), nhưng ký ức về trận đánh Bàu Bàng của những cựu chiến binh như ông Nguyễn Văn Dùm, ở xã Long Nguyên (huyện Bàu Bàng), hay ông Nguyễn Minh Dũng, ở xã An Tây (TX.Bến Cát)... vẫn còn như in.

Theo lời kể của các nhân chứng lịch sử, dù lực lượng tương quan ta và địch không cân sức nhưng Sư đoàn 9 của ta đã giành thắng lợi trước Sư đoàn 1 bộ binh, mệnh danh “Anh cả đỏ” của Mỹ - một sư đoàn mà trong lịch sử chưa có hai từ: “Chiến bại”. Chiến thắng này được ví như là “quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Không chỉ làm thay đổi cục diện chiến trường mà còn hình thành một phương án tác chiến mới đối với quân đội Mỹ đó là “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”; tạo được phong trào thi đua giết giặc lập công, tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Không lâu sau đó, năm 1966, cái tên “Bàu Bàng” đã xuất hiện trong Thư chúc Tết xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi miền Nam. Bàu Bàng trở thành một trong những địa danh lịch sử đi vào huyền thoại của những câu chuyện làm nên chiến công hiển hách của dân tộc.

Ông Trần Văn Ấn, nguyên Bí thư Đảng ủy thị trấn Lai Uyên, một người “gạo cội” của mảnh đất này, cho biết lúc bấy giờ, quốc lộ 13 được xem là con đường “máu và nước mắt của quân ngụy”. Cuối năm 1964, sau khi đồn Cây Trường bị tiêu diệt, các tua bót xung quanh bị bức hàng, bức rút, Mỹ - ngụy vội vã đưa Tiểu đoàn “Biệt kích Mỹ” trấn giữ từ bắc Lai Khê đến nam Chơn Thành, hòng bịt kín con đường hành lang đông - tây quốc lộ 13. Đây là con đường cơ động lực lượng và vận chuyển, tiếp tế của các lực lượng vũ trang trong tỉnh và miền Đông Nam bộ của ta. Từ chiến thắng Bàu Bàng của ta đã biến âm mưu bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng của chính quyền Giôn-xơn bị phá sản hoàn toàn. Tinh thần đó cũng được quân dân các xã Long Nguyên, Lai Uyên, Hưng Hòa, Lai Hưng... phát huy một cách mạnh mẽ. Sau trận đánh Bàu Bàng, các vùng lân cận cũng hình thành những tổ bắn tỉa, những đội đánh mìn làm tiêu hao sinh lực địch trong các trận càn, làm quân địch vô cùng khiếp sợ khi lọt vào vùng đất này. Và từ thắng lợi của trận Bàu Bàng, giúp cho nhân dân trong tỉnh nói riêng, người dân khu vực miền Nam nói chung có thêm động lực, can đảm đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giành lấy hòa bình độc lập.

Khát vọng và sức sống

Những người từng gắn bó với mảnh đất Bàu Bàng đều chung cảm nhận: Bàu Bàng năm xưa kiên cường bất khuất, Bàu Bàng hôm nay lại làm nên kỳ tích. Vùng đất đầy bom đạn năm xưa giờ đang tràn ngập sức sống mới, sức sống của sự chuyển mình, tung cánh bay lên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Có dịp trở lại nơi này mới thấy được sự thay da đổi thịt từng ngày. Huyện Bàu Bàng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động hơn 5 năm. Qua chừng ấy thời gian, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà, huyện có bước phát triển nhanh chóng và đúng hướng. Bàu Bàng đã vươn lên một cách mạnh mẽ, trở thành một địa phương có nền kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc.

Ông Lê Khắc Tri, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, cho biết dấu ấn nổi bật nhất chính là chiến lược quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp, dựa trên nền tảng xây dựng và phát huy vai trò của các khu công nghiệp (KCN) tập trung. Thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ trong đầu tư và phát triển hạ tầng các KCN, đến nay, huyện Bàu Bàng đã hình thành 2 KCN với tổng diện tích quy hoạch hàng ngàn hecta. Ngoài ra, huyện còn có 2 KCN Lai Hưng và Cây Trường đang được huyện và chủ đầu tư triển khai thực hiện. KCN Tân Bình cũng đã có chủ trương mở rộng thêm 1.055 ha về phía 2 xã Tân Hưng và Hưng Hòa của huyện Bàu Bàng. Dự kiến, đến năm 2020, khi các KCN Cây Trường, Lai Hưng, Tân Bình mở rộng đi vào hoạt động, diện tích đất công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ đạt hơn 3.342 ha.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Bàu Bàng luôn ở mức cao. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,98%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 23,8%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,84%. Tổng số dự án trên địa bàn huyện là 884 dự án, trong đó có 729 dự án đầu tư trong nước và 155 dự án nước ngoài.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Bàu Bàng luôn ở mức cao. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,98%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 23,8%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,84%. Tổng số dự án trên địa bàn huyện là 884 dự án, trong đó có 729 dự án đầu tư trong nước và 155 dự án nước ngoài.

Cùng với việc phát triển công nghiệp, huyện đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã và đang thực hiện có diện tích trên 656.000m2 với hơn 19.900 phòng, đáp ứng nhu cầu ở cho hơn 79.000 người (trong tổng số diện tích nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được tỉnh quy hoạch trên địa bàn huyện đến năm 2021 là 1.220.410m2).

Công nghiệp phát triển, kéo theo lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân trong 5 năm đạt 23,8%. Huyện cũng đã cấp mới 2.802 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn đăng ký là hơn 597 tỷ đồng. Nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể toàn huyện đến nay là 6.845 hộ với tổng vốn đăng ký hơn 1.508 tỷ đồng.

Song song đó, Bàu Bàng cũng đang đẩy nhanh phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trong 5 năm đạt 4,92%. Địa phương đang phát triển và khuyến khích doanh nghiệp, nhân dân phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp và người nông dân, góp phần tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn ở địa phương. Như vườn cây có múi của ông Lê Văn Phấn, tổ hợp tác trồng ổi lê Đài Loan...

Có thể thấy, Bàu Bàng hôm nay đã thay đổi nhanh chóng, từ một huyện nông nghiệp, sau 5 năm đi vào hoạt động, Bàu Bàng đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế tổng thể, hệ thống chính trị luôn được quan tâm củng cố, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, tạo cơ sở nền tảng đưa Bàu Bàng phát triển vững chắc trong tương lai.

Với hành trình tiếp nối đầy tự hào, Bàu Bàng hôm nay đang khẳng định niềm tin vững chắc về một tương lai rực sáng của quê hương anh hùng trong đấu tranh cách mạng - một Bàu Bàng văn minh, thịnh vượng trong xây dựng và phát triển.

Có thể thấy, Bàu Bàng hôm nay đã thay đổi nhanh chóng, từ một huyện nông nghiệp, sau 5 năm đi vào hoạt động, Bàu Bàng đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế tổng thể, hệ thống chính trị luôn được quan tâm củng cố, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, tạo cơ sở nền tảng đưa Bàu Bàng phát triển vững chắc trong tương lai.

 THU THẢO

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.

Hải đăng An Bang "soi đường" ngư dân bám biển

Đảo An Bang tọa lạc ở phía Nam của quần đảo Trường Sa, đảo có vị trí rất quan trọng như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa với khu vực nằm trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.