Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 1-5-25 18:41:16
Hotline: 0274 383 347

Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý ở Biển Đông

0

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ngày 31-10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc ngày 29-10-2015, Tòa trọng tài vụ kiện Philippines kiện Trung Quốc đã ra Phán quyết về vấn đề thẩm quyền và Tuyên bố ngày 30-10-2015 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ Phán quyết trên, trong đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo tại Biển Đông cũng như các quyền lợi của Trung Quốc hình thành trong lịch sử tại Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:

"Trước hết, tôi xin khẳng định một lần nữa chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là quốc gia ven biển ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước."

"Liên quan đến vụ kiện của Philippines, Việt Nam đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05-12-2014. Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông," Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thêm quan điểm của Việt Nam được nêu trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 05-12-2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:

"Tôi xin tóm tắt các quan điểm chính của Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố đó, như sau: 

Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp h​òa bình.

Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước.

Việt Nam mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.

Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia"./.

Theo TTXVN

Hải đoàn 129 Hải quân: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng kết hợp kinh tế

Hải đoàn 129 thành lập ngày 27-5-1978 theo Quyết định số 415/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, trực thuộc Quân chủng Hải quân, tiền thân là Khu Duyên hải 41.

Mang hơi ấm mùa Xuân đến các đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Chiều 26-12, tại TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đã tập hợp hàng hóa lên các tàu cho hành trình đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân quần đảo Trường Sa...

Đoàn phóng viên Bình Dương chuyển quà của Tỉnh ủy đến quân và dân Trường Sa

Sáng 26-12, tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (tỉnh Khánh Hòa), trước khi lên tàu tham gia chuyến thăm, chúc tết quân và dân trên quần đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025...

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hòa bình và ổn định quốc tế .

Dư luận quan ngại về cách hành xử của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ, Phái đoàn EU tại Việt Nam, Philippines quan ngại cách hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam.

Đoàn Trinh sát số 2 tuyên truyền về biển đảo, tác hại ma túy và IUU

Sáng ngày 10-7, Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) tổ chức tuyên truyền về biển đảo, pháp luật và phòng, chống khai thác IUU cho hơn 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân

28 tỉnh, thành phố ven biển đóng góp 50% GDP cả nước

Khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình