
Một quy định không hợp lòng dân!
“...Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB), phát hiện, ngăn chặn và xử lý những biểu hiện lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế, nhất là cơ sở y tế ngoài công lập (YTNCL). Chỉ thực hiện ký kết hợp đồng và thanh toán chi phí KCB BHYT của số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại phòng khám đa khoa tư nhân (PKĐKTN). Tại các cơ sở này không tổ chức KCB BHYT đối với các trường hợp chuyển tuyến, vượt tuyến, trái tuyến”. Đó là nội dung Công văn số 245 ngày 18-2-2012 của BHXH Việt Nam. Thực hiện công văn này, ngày 4-2-2012, BHXH Bình Dương đã có Công văn số 543 và 940 hướng dẫn thực hiện Công văn 245 của BHYT Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 tuần thực hiện quy định mới đã bộc lộ nhiều điều, mà trên hết vẫn là: Không hợp lòng dân... Cha mẹ các bé dưới 6 tuổi sẽ không còn tiện đâu KCB cho con ở đó khi quy định mới ra đời
Người lưu giữ thời gian...
Ông đến với thú vui sưu tầm đồ cổ kể ra cũng hơn nửa thế kỷ nay. Cái duyên gắn kết ông với mỗi món đồ cổ cũng rất tình cờ. Nhờ cái duyên ấy mà “tài sản tinh thần” của ông ngày một lớn thêm. Ngoài đồng hồ cổ các loại, ông còn sưu tầm nhiều loại khác, trong đó có nhiều món đồ cổ có niên đại cách đây hàng trăm năm. Ông tên là Phạm Thụy Liên hiện ở khu phố 13, phường Phú Cường, TX.Thủ Dầu Một...
Việt Nam từng có một “tiểu Đường Tăng”
Chuyến hành trình qua đất Phật đó được hòa thượng Nhẫn Tế ghi chép lại trong một cuốn sổ, có tên là “Nhật ký tham bái Ấn Độ, Tây Tạng”. Gần đây, cuốn nhật ký đã được các môn đồ của ông in thành sách với tựa đề “Sự tích Tây du Phật quốc”.
Góc khác của thế giới phế liệu!
May mắn được ngồi chung xe hơi với ông N., một đại gia trong ngành kinh doanh phế liệu tại TX.Dĩ An, ông N. bật mí: “Vừa lấy được hàng tại Công ty T.”... Rồi ông N. cao hứng cho biết hợp đồng mua phế liệu được giá hời, sắt phế liệu với giá chỉ hơn 5.000 đồng/kg. Tính ra người mua lời hơn 3.000 đồng/kg. Trong hợp đồng, ông N. ký mua số lượng hơn 1.000 tấn, số tiền lãi sẽ rất lớn. Ông mách nhỏ: “Phải “lót” 100 “chai” cho sếp mới được vậy đó!”. Đó là một phần nhỏ của câu chuyện về thế giới ngầm thị trường phế liệu đang diễn ra vùng giáp ranh giữa Sài Gòn - Bình Dương...
Ông Nguyễn Ngọc Hà và mô hình “Nhà trọ văn hóa”
“Bản thân tôi thì có gì mà viết. Thôi mấy em tìm điển hình khác đi, Thuận An có nhiều lắm, sẽ hay và xứng đáng hơn tôi nhiều...”. Kiên quyết từ chối đề cập nhiều đến bản thân, nhưng khi nghe chúng tôi nhắc đến chuyện ra đời của mô hình nhà trọ văn hóa (NTVH), ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBMTTQ, kiêm Trưởng ban Thanh tra Nhân dân phường An Thạnh, TX.Thuận An, đã nhiệt tình trình bày về cái mô hình vốn là niềm tự hào của những người làm công tác mặt trận của An Thạnh và Thuận An. Một góc CLB nhà trọ văn hóa số 7, khu phố Thạnh Bình, Thạnh Bình, Thuận An (nhà trọ Điền Phát) của ông Phạm Minh Thành
Chuyện về ông Nghĩa “thép”
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo miền Trung, anh em ông không chỉ chịu cảnh thiếu thốn như bao đứa trẻ nghèo khác mà còn phải gánh thêm cảnh mồ côi. Tình yêu thương của người mẹ, hình ảnh oai hùng của người cha liệt sĩ đã giúp ông vượt lên khó khăn, học tập đỗ đạt bằng chính sự rèn luyện của mình. Kết quả đó đã đưa ông lên đến chức trưởng phòng nhập khẩu của một công ty Nhà nước tầm cỡ tại TP.HCM. Tuy làm được nhiều việc nhưng quyền lợi, chức tước thì chẳng được bao nhiêu, nên ông đã quyết định ra đi chỉ với hai bàn tay trắng và bầu nhiệt huyết tuổi trẻ. Thăng trầm cuộc sống đã gắn ông chặt hơn với ngành thép, “bền bĩ - lạnh lùng - rắn chắc, mà cũng rất sâu lắng tình người”... Ông Nguyễn Thanh Nghĩa (bìa phải) đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước trao tặng
Mùa xuân “trở lại” với cộng đồng người có HIV
Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, tính đến 30-11-2011, toàn tỉnh đã phát hiện 7.294 người có HIV. Trong đó, người thường trú tại Bình Dương là 2.855 người. Đã có 89/91 xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS. Con số này quả không nhỏ. Vậy những người có HIV hiện đang sống ra sao? Sau cú sốc đầu tiên khi phát hiện có HIV, họ đã gượng dậy và vươn lên. Và mùa xuân đã trở lại đối với những con người không cam tâm đầu hàng số phận. Bác sĩ Vương Thế Linh (phải) khoa điều trị HIV/AIDS TTPC HIV/AIDS tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc bé khi bệnh cơ hội
Rồng cuộn kéo tiền tài...
“Với doanh nghiệp, múa lân ngày tết không chỉ là vui xuân, mà còn mong ước cho khởi đầu một năm mới tốt đẹp để cả năm làm gì được nấy! Ngoài 2 con lân, trong bài bản múa mừng xuân thường có luôn con rồng với biểu tượng rồng cuộn kéo tiền tài, phúc lộc vào gia chủ”, võ sư Trịnh Cẩm Hà, Trưởng đoàn Lân Sư Rồng Tinh Nghĩa Đường, nhận xét.
Mưu sinh cuối năm!
Khoai lang nướng cho mùa se lạnh cuối năm ở đất miền Đông đang là kế mưu sinh của nhiều người. Chàng thanh niên tên Bùi Trung Việt tìm mua lại một chiếc xe ba gác cọc cạch, dọn sửa sạch sẽ, dùng một chiếc lồng sắt bỏ đi của quạt gió làm bếp sưởi, lấy mấy tấm bảng hiệu quảng cáo của các hãng thực phẩm có “slogan” rất kêu ốp quanh thành xe chắn gió, cộng với một bao tải nhỏ chứa khoai lang đỏ vỏ đỏ ruột, còn gọi là khoai “trà đỏ”, quạt lửa lên và lên đường, cuộc hành trình cơm áo giản dị mà ấm áp của Bùi Trung Việt bắt đầu. “Ông bà nói an cư mới lạc nghiệp. Tụi tui ở nhà mướn mấy chục năm nhưng vẫn... lạc nghiệp đây nè!” - chị bán nước mía trào lộng...
Cảnh giác với cái bang thời... hội nhập!
Vốn là đất tứ xứ nên ăn xin ở Sài Gòn cũng đến từ khắp nơi, thậm chí không chỉ Việt Nam mà còn từ “ngoại quốc”. Một số dân xứ Chùa Tháp lưu lạc qua Sài Gòn, thường trú ngụ quanh quẩn khu Cầu Hang Gò Vấp, ở đường Lý Thái Tổ, An Dương Vương.
Mạnh mẽ hơn khi biết chiến thắng bản thân...
“Em có lo lắng gì không, đời tư của em có ảnh hưởng không khi chị đưa chuyện của em lên báo?”. “Không chị ạ, ngược lại em còn muốn nhiều bạn trẻ biết được chuyện không hay ho gì của em để tránh. Họ sẽ đỡ mất những năm tháng rất tươi đẹp của tuổi thanh xuân...”. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu như thế...
Từ tài xế xích lô đến kiện tướng quốc gia!
Trong làng cờ tướng Việt Nam hiếm có kỳ thủ nào lại có hoàn cảnh đặc biệt như anh. Từ một bác tài xích lô, quen lăn lóc cùng bụi đường với gánh nặng cơm áo gạo tiền, ông đã “rũ mình” vươn lên trở thành kiện tướng quốc gia, một trong những tay cờ giỏi nhất Việt Nam. Đó là ông Trần Quốc Việt, thành viên của đội tuyển cờ tướng Bình Dương, người vẫn được người hâm mộ làng cờ gọi với mỹ danh là “Sát nhân vô ảnh” hay đơn giản là “Việt xích lô”...