Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 2-5-25 11:09:02

Khoa học công nghệ

Hotline: 0274 383 347

Xây dựng làng thông minh, phát triển nông thôn bền vững - Kỳ 2

0

Kỳ 2: Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

 Để xây dựng thành công làng thông minh, hướng đến xây dựng các tiêu chuẩn xã nông thôn mới thông minh, trong thời gian tới huyện Phú Giáo chú trọng chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, năng suất cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và từng bước đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để hiện đại hóa nông nghiệp.

 Sản phẩm chuối Unifarm ở xã An Thái, huyện Phú Giáo được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Trong ảnh: Công đoạn sơ chế, đóng gói chuối để chuẩn bị đưa ra thị trường

 Hướng đi tất yếu

Nội dung chính trong Đề án Xây dựng làng thông minh Phú Giáo chính là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ kỹ thuật số, hệ thống cơ sở dữ liệu lớn trong sản xuất nông nghiệp, quản lý nông thôn. Trong thời gian qua, ứng dụng công nghệ cao và các quy trình sản xuất hữu cơ, an toàn trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành hướng đi tất yếu của huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn như khu trồng trọt có diện tích 411,75 ha tại xã An Thái của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I; khu chăn nuôi bò sữa có diện tích 47 ha ở Phước Sang; khu sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của Công ty Cổ phần Vinamit với diện tích 152 ha.

Cùng với đó việc hình thành 11 hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp cho giá trị nổi bật, mang lại doanh thu cao, bình quân 700 - 800 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 141 trang trại xếp theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 309 cơ sở hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm 233 cơ sở trồng trọt với tổng diện tích gần 920 ha. Sản phẩm chủ yếu của các đơn vị là chuối, dưa lưới, dứa, bưởi, cam, sầu riêng, mít… Ngoài ra trên địa bàn còn có 76 trang trại chăn nuôi với tổng đàn 266.150 con heo, 2.145.938 con gia cầm. Các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu là trang trại tập trung, đa số đều có ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật cao, có hệ thống máng ăn, uống tự động, xử lý chất thải bằng công nghệ biogas hoặc xử lý làm phân hữu cơ sinh học.

Thành quả bước đầu của các khu tập trung và mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường. Trong đó có những thương hiệu mạnh như Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm), Công ty Cổ phần Vinamit… Ông Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Công ty Unifarm, cho biết: “Trong 13 năm phát triển, Unifarm đã tìm tòi nghiên cứu các mô hình kiểu mẫu về cây trồng, ứng dụng công nghệ phù hợp, tiên tiến trên thế giới để tạo ra cây trồng có giá trị, năng suất và chất lượng cao. Đồng thời chúng tôi xây dựng được thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra được câu chuyện hữu ích trong chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn như sản phẩm dưa lưới Unifarm, sau một thời gian triển khai đã đẩy lùi được sản phẩm dưa lưới của Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam”.

Cũng theo ông Liêm, bên cạnh dưa lưới, sản phẩm chuối của đơn vị này đã được người tiêu dùng ở các nước tin dùng, không thua kém với các sản phẩm chuối được sản xuất tại các quốc gia như Ecuador, Philippin. Trong thời gian qua, Unifarm tập trung quyết liệt triển khai chuyển giao công nghệ đến trang trại nông hộ cho nông dân. Mục tiêu là hỗ trợ người nông dân có thể trồng và tạo ra được những cây trồng có giá trị, năng suất chất lượng cao. Thông qua nền tảng Unifarm về chuỗi cung ứng, logistics, đưa hàng hóa đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên diện tích cây trồng của người nông dân.

Hiện nay, huyện Phú Giáo đã phát triển thêm 4 sản phẩm OCOP và đang thẩm định hồ sơ cho 5 sản phẩm tiếp theo. Trong thời gian tới huyện tiếp tục tuyên truyền, khai thác và phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó huyện quan tâm những chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ vay vốn của UBND tỉnh nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với sản xuất an toàn, hỗ trợ quảng bá liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tiềm năng cùng với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, mang lại giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,74%/năm, đời sống nông dân, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.

Phát triển sạch, bền vững

Để xây dựng thành công làng thông minh, hướng đến xây dựng các tiêu chuẩn xã nông thôn mới thông minh, thời gian tới huyện Phú giáo sẽ từng bước chuyển đổi loại hình tổ chức sản xuất trong phát triển nông nghiệp từ sản xuất hộ gia đình phát triển hợp tác xã, trang trại; chú trọng chuyển đổi các giống chất lượng tốt, năng suất cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và từng bước đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất để hiện đại hóa và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Huyện sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa một số sản phẩm nông sản chủ lực; tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển tập trung và quy mô thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, tự động hóa để nâng cao năng suất lao động, không ngừng tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Dự kiến tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ chiếm 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, đến năm 2030 đạt trên 30% và đến năm 2040 là 50%.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo, cho biết: “Quan điểm của huyện là phát triển sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch và khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh; đầu tư, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng, triển khai các chính sách thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, phát triển theo hướng sạch, bền vững, nông nghiệp hữu cơ và ưu tiên áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP trên một số cây trồng vật nuôi chủ lực; kết hợp chặt chẽ phát triển nông nghiệp với phát triển vùng nguyên liệu, giữ vững ổn định sản xuất, phát huy thế mạnh các loại cây trồng và vật nuôi; thúc đẩy ngành dịch vụ liên quan, chuyển dịch kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”.

 Ông Nguyễn Hồng Quân, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh: “Để xây dựng mô hình làng thông minh hiệu quả, phù hợp với địa bàn huyện Phú Giáo, cần tập trung vào 5 trụ cột chính (công nghệ, con người, nguồn lực vật chất, dịch vụ và quản trị). Bình Dương có tiềm năng lớn về gia tăng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp từ các giải pháp kinh tế tuần hoàn gắn với nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng làng thông minh. Nhận diện được hiện trạng nông nghiệp tuần hoàn và các giải pháp tiềm năng, bao gồm các giải pháp nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, các giải pháp xây dựng làng thông minh sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người, thị trường, công nghệ, quản lý và chính sách cho việc áp dụng các mô hình. Liên kết các bên liên quan trong chuỗi sản xuất nông nghiệp cũng là nhân tố quan trọng cho việc chuyển đổi.

Ông Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Công ty Unifarm: “Trong điều kiện hiện nay, nếu chúng ta không tiếp cận với khoa học công nghệ sẽ không thể cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất của mình. Cạnh tranh ở đây bao gồm cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Trong nông nghiệp, đầu tiên phải tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, tiêu chuẩn ngang bằng với sản phẩm các nước sản xuất. Bên cạnh đó, chúng ta phải có giá sản phẩm tốt. Chính vì vậy, chúng ta phải đầu tư khoa học công nghệ để quản lý nguồn tài nguyên, phân bón và các chi phí đầu vào một cách tốt nhất”.

PHƯƠNG LÊ - QUANG TRÍ  

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức

Sáng 24-4, UBND TP.Tân Uyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.Tân Uyên.

Tạo xung lực, khí thế mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bình Dương đang tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bình Dương hướng đến trở thành điểm đến về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Vaccine mới do Giáo sư Qiaobing Xu và các đồng nghiệp phát triển sử dụng một hỗn hợp các mảnh protein từ khối u rắn để kích thích hệ miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư.

Cổng thông tin điện tử Bình Dương nằm trong tốp 10 có lượt truy cập nhiều nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2024.

Hai phi hành gia trở về Trái Đất sau 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Phát hiện phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho ung thư gan ác tính

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy kết quả khả quan và nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục phát triển phương pháp này để kiểm tra hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

Xây dựng Bình Dương thành đô thị hiện đại, thông minh- Bài cuối

Bài cuối: Khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế

Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác của Ủy Ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội

Chiều nay 26-2, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV.

Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương họp lần 2

Sáng 24-2, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã họp lần thứ 2