Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 06:42:01

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

0

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 6/5/1954, ta mở cuộc tổng công kích vào Điện Biên Phủ, phá tan các lô cốt và hầm ngầm cố thủ của địch trên đồi A1 - vị trí quan trọng ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 6-5-1954, ta mở cuộc tổng công kích vào Điện Biên Phủ, phá tan các lô cốt và hầm ngầm cố thủ của địch trên đồi A1 - vị trí quan trọng ở Điện Biên Phủ.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Không chỉ đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trở thành biểu tượng của sự kế thừa, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước và dựng nước, Điện Biên Phủ đã trở thành nơi khắc ghi sự cống hiến, hy sinh to lớn của biết bao cán bộ, chiến sỹ Quân đội và nhân dân Việt Nam, là sự thể hiện đỉnh cao của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Tạo ưu thế về sức mạnh chính trị tinh thần

Với tầm nhìn chiến lược, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh đòn quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bước vào Chiến dịch, ta đã huy động năm đại đoàn chủ lực bao vây, tiến công địch và hơn 260.000 dân công phục vụ chiến dịch.

Bằng sức mạnh tổng hợp của các yếu tố con người-vũ khí-trang bị, tổ chức lực lượng, nghệ thuật quân sự, thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc," bộ đội ta đã liên tục tiến công, lần lượt đột phá, tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thắng lợi của Chiến dịch đến từ nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên phải kể đến đó là ta đã nắm chắc tình hình, kịp thời đề ra chủ trương chiến lược đúng đắn, lựa chọn mục tiêu tác chiến phù hợp, có ý nghĩa quyết định giành chiến lược; kịp thời thay đổi phương châm tác chiến - yếu tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi Chiến dịch.

Trước và trong quá trình diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta được phát huy cao độ; đồng thời tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch dài ngày, nơi tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên. Chính vì vậy, đó là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát, hy sinh. Nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân, trong đó có nhiều gia đình cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, Bác Hồ và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.

Bên cạnh đó, thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù, đặc biệt là sau khi được học tập, quán triệt các mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng Chiến dịch về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc," tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sỹ, tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần làm nên thắng lợi của Chiến dịch.

Nghệ thuật chọn mục tiêu mở đầu Chiến dịch

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cả thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đều coi Điện Biên phủ là “một pháo đài không thể công phá.” Trong tập đoàn cứ điểm này, cụm cứ điểm Him Lam thuộc phân khu trung tâm, cùng với các trung tâm đề kháng đồi Độc Lập, Bản Kéo của phân khu Bắc tạo thành trận địa phòng ngự tiền duyên án ngữ phía Bắc và Đông Bắc, bảo vệ Mường Thanh.

Thực hiện kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, Hội nghị Bộ Chính trị (họp ngày 6-12-1953) đã thông qua quyết tâm của Tổng Quân ủy: "Tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ." Để thực hiện quyết tâm trên, Bộ Chỉ huy Chiến dịch chọn phương châm đánh chắc, tiến chắc, cách đánh tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh từng trận hay một số trận gối đầu liên tiếp, diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, "bóc vỏ" từ ngoài, mở đường tiến vào cánh đồng Mường Thanh.

ttxvn-chien-dich-dien-bien-phu2.jpg
Hàng chục khẩu pháo của ta đồng loạt nhả đạn lên các vị trí của quân Pháp trên đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiều 13/3/1954

Với cách đánh này, Bộ Chỉ huy Chiến dịch chọn Him Lam là mục tiêu mở đầu. Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) được tăng cường "hai đại đội sơn pháo 75mm, hai đại đội cối 120mm, hai đại đội cối 82mm" có nhiệm vụ tiến công Him Lam, mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ; quá trình chiến đấu được hai đại đội lựu pháo 105mm trực tiếp chi viện.

Đúng 17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954, pháo binh ta thực hành hỏa lực chuẩn bị đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho các lực lượng tiến công của Đại đoàn 312 cơ động, chiếm lĩnh trận địa xuất phát xung phong.

Vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 13-3-1954, ta bắt đầu mở cửa. Trung đoàn 141 sử dụng Tiểu đoàn 11 tiến công hướng chủ yếu, tiêu diệt cứ điểm 1 (102); Tiểu đoàn 428 tiến công hướng thứ yếu, tiêu diệt cứ điểm 2 (101A). Trung đoàn 209 sử dụng Tiểu đoàn 130 tiến công cứ điểm 3 (101B).

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nhất là hướng chủ yếu của Trung đoàn 141. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, trung tâm đề kháng Him Lam hoàn toàn bị tiêu diệt, "hơn 200 tên bị chết, 270 tên bị bắt sống, tiểu đoàn lê dương 3 bị loại khỏi vòng chiến đấu" (theo "Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp," Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân).

Thắng lợi Him Lam để lại bài học quý về nghệ thuật mở đầu chiến dịch tiến công, thể hiện trí tuệ quân sự Việt Nam, nổi bật nhất ở việc chọn đúng mục tiêu mở đầu Chiến dịch. Đây là lựa chọn chính xác, khoa học, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Chiến dịch. Mục tiêu mở đầu thường chọn các vị trí hiểm yếu, khi ta đánh trúng sẽ làm rúng động toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch, tạo phản ứng dây chuyền có lợi cho ta, bất lợi cho địch; bảo đảm vừa sức, chắc thắng. Tiến công Him Lam để mở đầu chiến dịch là sự lựa chọn phù hợp với thực tiễn tổ chức, bố trí phòng ngự của đối tượng tác chiến.

Thắng lợi của trận mở đầu có tác dụng khích lệ tinh thần, xây dựng niềm tin chiến thắng cho bộ đội, uy hiếp tinh thần, làm địch hoang mang, tạo thế, lực, thời cơ có lợi để tiến công mục tiêu chủ yếu. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, ta vẫn tiếp tục có sự điều chỉnh bảo đảm phù hợp phương châm, phương pháp tác chiến.

Tất cả cho mặt trận

Cùng với ý chí quyết tâm nơi tiền tuyến, chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn để lại một bài học lớn về phát huy thế trận hậu cần nhân dân. Theo phương châm tác chiến, dự kiến nhu cầu hậu cần chiến dịch gồm: 434 tấn đạn, 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm, cứu chữa 5.000 thương binh và ngày 20-1-1954 phải hoàn thành chuẩn bị về hậu cần.

ttxvn-chien-dich-dien-bien-phu3.jpg
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Tổng Quân ủy nhận định: "Để tiến hành chiến dịch rất lớn này, ta có nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là cung cấp mà chủ yếu là vấn đề đường sá” (theo “Lịch sử hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam,” Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân).

17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mở màn bằng trận tiến công Him Lam. Các tuyến hậu cần bước vào phục vụ bộ đội chiến đấu. Khó khăn lớn nhất của công tác bảo đảm chiến dịch là các tuyến vận tải rất dài, qua địa hình rừng núi hiểm trở, sông suối chia cắt, đường xấu... Tuyến từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Sơn La dài hơn 600km; tuyến từ Nho Quan, Ninh Bình và Thanh Hóa lên Sơn La dài hơn 300km; tuyến từ Sơn La đến mặt trận dài hơn 150km. Trên các tuyến đường đó, địch xác định có 40 trọng điểm đánh phá có thể cắt đứt toàn bộ tuyến tiếp viện của ta.

Để tập trung đánh phá các trọng điểm, máy bay địch đánh 1.186 trận vào các tuyến giao thông, ngày cao nhất sử dụng 250 lượt bắn phá (trong đó có cả máy bay cường kích B-26). Các đèo Lũng Lô, Pha Đin, các đầu mối giao thông Cò Nòi, Tuần Giáo... trở thành trọng điểm đánh phá của địch, có ngày chúng ném xuống Cò Nòi và đèo Pha Đin 160-300 quả bom các loại. Song, bất chấp sự oanh tạc của quân địch, huyết mạch giao thông vận tải phục vụ Chiến dịch luôn được bảo đảm. Để bảo vệ giao thông, ta sử dụng hai tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm, các tiểu đoàn súng máy 12,7mm bắn máy bay; bốn tiểu đoàn công binh cùng hàng vạn dân công liên tục bám các trục đường bảo đảm giao thông...

Chính tướng Navarre, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương cũng phải thừa nhận: "... Hiếm có đoạn đường nào bị đứt quá 24 giờ. Hơn nữa, trong thời gian đường bị cắt đứt, việc vận chuyển vẫn được tiếp tục bằng cách chuyển tải hoặc đi vòng đường khác."

Để vận chuyển khối lượng lớn vật chất lên mặt trận, công tác hậu cần Chiến dịch thực hiện phương châm "lấy vận tải cơ giới là chủ yếu, triệt để phát huy cơ giới, đồng thời tranh thủ mọi phương tiện thô sơ." Hơn 20.000 xe đạp thồ được các địa phương huy động phục vụ Chiến dịch.

Nhà báo Giuyn Roa, nguyên Đại tá quân đội Pháp đã viết: "... Không phải viện trợ của Trung Quốc đánh bại tướng Navarre mà đó là những chiếc xe đạp Pơgiô thồ 200-300kg hàng, do những dân công ăn không no, ngủ trên những tấm ni lon trải ngay trên mặt đất. Tướng Navarre bị đánh bại bởi trí thông minh và quyết tâm chiến thắng của đối phương!"

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành Hậu cần đã huy động toàn bộ lực lượng, bảo đảm cho hơn 87.000 người tham gia chiến dịch (lực lượng chiến đấu 53.830 người); khối lượng vật chất phục vụ chiến dịch lên tới 20.000 tấn: 1.200 tấn đạn, 1.733 tấn xăng dầu, 14.950 tấn gạo, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 1.034 tấn thực phẩm và 177 tấn vật chất khác (theo “Lịch sử hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam,” Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến. Tình hình cung cấp khẩn trương từng ngày, từng giờ, không kém tình hình chiến đấu..., quân địch không bao giờ tưởng tượng được rằng, chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này. Bọn đế quốc, bọn phản động không bao giờ đánh giá được được sức mạnh của cả một dân tộc, sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh đó có thể khắc phục tất cả mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù....”

Với tinh thần "Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng," quân và dân ta vượt mọi khó khăn, bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi./.

Theo TTXVN

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Nhằm hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, những ngày qua, công đoàn các cấp trong tỉnh đã tổ chức nhiều hội thao, tạo sân chơi cho hàng chục ngàn lao động.

Danh sách cá nhân, đơn vị đóng góp ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 (từ ngày 6-3 đến 5-5-2025)

Thực hiện Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, nhiều tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã đồng thuận, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 5 năm 2025

Chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp trong ngày lễ

Dịp lễ, bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, người dân Bình Dương còn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Người dân háo hức xem lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30-4, hoà chung niềm vui của dân tộc, tất cả người dân ở Bình Dương háo hức xem lễ diễu binh diễu hành chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025)

Ngập tràn không khí tự hào trong đại lễ 30-4

Sáng 30-4, hoà trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên toàn quốc, người dân Bình Dương tự hào, xúc động khi xem chương trình truyền hình trực tiếp đại lễ 30-4

"Check in” tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc

Hòa trong không khí phấn khởi của cả nước chào mừng ngày lễ lớn, sáng 30-4, đông đảo người dân Bình Dương nô nức chụp ảnh “check in” thể hiện niềm tự hào với truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc

Quan tâm chăm lo tốt đời sống văn hóa - tinh thần cho công nhân lao động

Công nhân lao động không chỉ là lực lượng chính tạo ra giá trị cho nền kinh tế mà còn là những người cần được quan tâm, chăm sóc để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo động lực làm việc.

Tổ chức lễ chào cờ cho 1.000 đoàn viên, công nhân mừng ngày thống nhất đất nước

Buổi lễ là dịp để người lao động cùng ôn lại truyền thống của dân tộc, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước. Qua đây, người lao động ý thức làm việc hăng say hơn, có năng suất cao hơn...

Huyện Phú Giáo: Khởi công xây dựng 11 căn nhà đại đoàn kết

Sáng 29-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Giáo phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khởi công xây dựng 11 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.