Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 17:36:07
Hotline: 0274 383 347

Cảm nhận hương vị ngày tết với mứt gừng Bình Nhâm

0

Đến với Bình Dương ngày nay, bên cạnh tham quan các danh lam thắng cảnh, các khu vui chơi, giải trí, các khu, cụm công nghiệp kiểu mẫu hay hòa mình trải nghiệm không gian thú vị tại các làng nghề truyền thống thì một điều đặc biệt khiến du khách không thể bỏ qua đó là thưởng thức ẩm thực Bình Dương với các món ăn độc đáo, đa dạng và phong phú.

Trong những đặc sản nổi tiếng của Bình Dương, trong năm 2022 này, mứt gừng Bình Nhâm ở phường Bình Nhâm, TP.Thuận An là 1 trong 2 đặc sản quà tặng ẩm thực đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập Top 100 đặc sản quà tặng nổi bật của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Đây cũng là một trong những món mứt truyền thống không thể thiếu trong nhiều gia đình vào mỗi dịp tết đến xuân về.

Bà Tống Ngọc Khương, Phó Bí thư Đảng ủy phường Bình Nhâm cho biết, không biết chính xác nghề làm mứt gừng ở Bình Nhâm có từ bao giờ và cũng không biết ông tổ nghề làm mứt gừng ở đây là ai, nhưng trong ký ức của người dân nơi đây, mứt gừng Bình Nhâm đã có từ lâu đời. Là vùng đất có nhiều cây trái, bên cạnh cung cấp cho thị trường những loại trái cây tươi, trong quá trình lao động, người dân Bình Nhâm còn sáng tạo nên những món ăn từ các loại cây trái do mình trồng được, trong đó có món mứt gừng cay cay, nồng ấm thường thấy trong dịp tết cổ truyền dân tộc.

Tất cả các công đoạn làm mứt gừng Bình Nhâm đều được thực hiện thủ công

Mỗi năm, vào dịp tết đến xuân về, người dân nơi đây thường tự mình chuẩn bị món mứt truyền thống này để giữ gìn hương vị ngày tết quê hương trong mỗi gia đình. Trải qua bao thăng trầm và sự phát triển ngày càng phong phú của thị trường mứt tết, mứt gừng Bình Nhâm cũng bị ảnh hưởng, số hộ làm mứt không còn nhiều như trước đây. Tuy nhiên, trên địa bàn phường Bình Nhâm ngày nay vẫn còn những hộ dân tiếp tục gắn bó, gìn giữ nghề làm mứt gừng theo phương pháp thủ công truyền thống.

Bà Lương Thị Sáng, một người dân gắn bó với nghề làm mứt gừng Bình Nhâm hơn 20 năm qua chia sẻ, vài năm gần đây, vào mùa làm mứt tết, gia đình bà cung cấp cho thị trường từ 2-3 tấn mứt gừng. Thành phẩm mứt gừng đến tay người tiêu dùng phải trải qua rất nhiều công đoạn: Cạo vỏ, ngâm muối, xăm gừng, xả nước, phơi 2 nắng, luộc, xả nước, vô đường, phơi nắng, sên mứt. Sên xong, lăn qua lớp đường áo bên ngoài, để nguội mới bắt đầu đóng gói để mang đi tiêu thụ. Và đặc biệt là tất cả các công đoạn làm mứt gừng đều được thực hiện thủ công nên công việc này nhìn thì đơn giản nhưng thực tế làm khá vất vả. Chỉ những người chịu khó mới gắn bó và làm lâu năm thành quen tay mới trở nên nhanh nhẹn trong các thao tác.

Trong không khí tết cổ truyền dân tộc đang đến gần, mời quý độc giả đón xem tập tiếp theo chương trình truyền hình online “Tôi yêu Bình Dương” do Báo Bình Dương thực hiện. Chương trình sẽ đưa mọi người đến thăm nơi trực tiếp sản xuất mứt gừng Bình Nhâm theo phương pháp thủ công truyền thống trên địa bàn phường Bình Nhâm để tìm hiểu, cảm nhận thêm hương vị ngày tết quê hương. Chương trình được phát vào lúc 6 giờ sáng chủ nhật (ngày 25-12), tại địa chỉ: www.baobinhduong.vn.

CẨM LÝ

Từ khóa: Bình Dươn

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.