Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 13:16:47
Hotline: 0274 383 347

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

0

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP. Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất, hàng cây, từng cụm tượng đài. Đó là Khu di tích lịch sử - văn hóa Chiến khu Thuận An Hòa, nơi ghi dấu bao chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Về thăm khu di tích vào những ngày tháng 4 lịch sử, nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đều không khỏi xúc động khi đứng trên vùng đất từng là “cái gai” trong mắt quân thù, nay trở thành niềm tự hào của Thuận An nói riêng, Bình Dương nói chung.

Chiến khu Thuận An Hòa là tên ghép của 3 địa phương: Thuận Giao, An Phú và Bình Hòa (thuộc huyện Lái Thiêu xưa).

Tượng người mẹ tiếp tế cho cán bộ cách mạng, biểu tượng của “thế trận lòng dân” tại Chiến khu Thuận An Hòa

Hình thành từ năm 1946, đây là căn cứ ven đô chiến lược tại cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kháng chiến của toàn miền Nam. Không chỉ là nơi tập kết lực lượng, huấn luyện, hậu cần, chiến khu còn là điểm trung chuyển và bám trụ ngay trong lòng địch. Địch từng huy động nhiều đợt càn quét, dùng bom đạn để san bằng khu vực này, nhưng thất bại trước hệ thống phòng thủ vững chắc, gồm hầm chông, mìn tự động, hố đinh được lực lượng ta bố trí linh hoạt. Từ nơi đây, quân ta đã tổ chức nhiều mũi tấn công quan trọng, góp phần vào thắng lợi Điện Biên Phủ năm 1954.

Để khám phá những điều độc đáo tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Chiến khu Thuận An Hòa, mời quý độc giả đón xem chương trình “Tôi yêu Bình Dương” do Báo Bình Dương thực hiện. Chương trình được phát vào lúc 6 giờ sáng chủ nhật (ngày 20-4-2025), tại địa chỉ: www.baobinhduong.vn và trên các nền tảng mạng xã hội của Báo Bình Dương, như: YouTube, Facebook…

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, địch cũng tìm mọi cách nhằm xóa rừng để lực lượng cách mạng ở Chiến khu Thuận An Hòa không còn nơi ẩn nấp. Chúng thường xuyên trút những trận mưa bom, bão đạn xuống vùng đất Chiến khu Thuận An Hòa. Dù rừng không còn, nhưng nhờ vào lòng dân, Thuận An Hòa vẫn là căn cứ đứng chân của cán bộ, đảng viên, du kích trong những hầm bí mật. Nhờ sự che chở, nuôi giấu của người dân địa phương, nên mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù đã không lay chuyển được ý chí, tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân ta.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, mưu trí dũng cảm của lực lượng cách mạng và“thế trận lòng dân” nơi đây, đã góp phần cùng với cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm 2012, Chiến khu Thuận An Hòa được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh. TP. Thuận An đã liên tục đầu tư, tôn tạo di tích để gìn giữ ký ức hào hùng và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay. Công trình tôn tạo hoàn thành vào tháng 7-2020 đã tái hiện sinh động không gian chiến khu với các hạng mục, như: Khu nhà đón tiếp, chiếu phim tư liệu; các căn cứ như rừng Cò Mi, ấp Bình Thuận, xã Bình Hòa được tái dựng; cùng hệ thống hầm bí mật, trạm quân y, lô cốt chìm, ụ chiến đấu... giúp người xem hình dung chân thực về một thời lửa đạn.

Khu trưng bày của Nhà truyền thống, nơi lưu giữ những hình ảnh, hiện vật quý báu của một thời kháng chiến oai hùng

Đặc biệt, các cụm tượng ngoài trời là điểm nhấn ấn tượng: Hình ảnh người mẹ tiếp tế trong hầm bí mật; nữ du kích luyện võ với gậy tầm vông; buổi sinh hoạt văn nghệ hay cuộc họp bàn xây dựng căn cứ… Mỗi bức tượng kể lại một câu chuyện lịch sử sống động, thấm đẫm tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và sự hy sinh cao cả.

THỤC VĂN

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.