Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 24-4-25 17:14:18

Hồ sơ tư liệu

Hotline: 0274 383 347

Canada: Chính trường lao đao vì sắc thuế của ông Trump

0

Tương lai chính trị của Thủ tướng Justin Trudeau lại trở nên bấp bênh sau khi Phó Thủ tướng bất ngờ từ chức, trong khi ông phải đối mặt với sự sụt giảm về mức độ ủng hộ và nỗi lo sợ ngày càng tăng về nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Sự ra đi đột ngột của bà Chrystia Freeland, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, đã gây ra cơn địa chấn chính trị ở Ottawa, khiến các chính trị gia bên ngoài và trong chính đảng của ông Trudeau kêu gọi ông từ chức.

Bà Freeland từ chức vào ngày 16/12, chỉ vài giờ trước khi bà phải công bố kế hoạch kinh tế của đất nước trước sự thay đổi của chính quyền tại Washington.

Bà Chrystia Freeland.

Trong lá thư từ chức gay gắt gửi Thủ tướng Trudeau, bà Freeland đặt câu hỏi “liệu ông có đủ khả năng để đối đầu với chủ nghĩa dân tộc kinh tế nước Mỹ trên hết hay không”. Bà viết rằng trước mối đe dọa áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ của ông Trump, “người dân Canada nghi ngờ rằng chúng ta không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của thời điểm này”. Các nhà quan sát chính trị cho biết bức thư từ chức của bà Freeland không chỉ báo hiệu sự khởi đầu của hồi kết cho ông Trudeau mà còn đưa ra lời cảnh báo cho các quốc gia khác rằng các chính sách khó lường của ông Trump có thể gây chia rẽ ngay cả những đồng minh chính trị thân cận nhất.

Bà Freeland từng là phóng viên của tờ Financial Times, đã sát cánh cùng Thủ tướng Trudeau trong hơn một thập kỷ, đã khẳng định mình là thành viên đáng tin cậy trong nội các của ông Trudeau kể từ khi ông trở thành thủ tướng vào năm 2015. Bà được coi là thành viên chủ chốt, có năng lực trong chính phủ của ông, đầu tiên là Bộ trưởng Thương mại quốc tế, sau đó là Bộ trưởng Ngoại giao, rồi Phó Thủ tướng. Bà được khen ngợi vì đã điều hướng suôn sẻ quá trình đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Viêc bà từ chức khiến ông Trudeau không còn đồng minh chủ chốt trong nội các và làm dấy lên những nghi ngờ mới về sự tồn tại chính trị của ông. Kể từ khi ông Trump giành chiến thắng nhiệm kỳ 2 vào tháng 11, bà Freeland đã huy động một nhóm các quan chức chính phủ để chuẩn bị ứng phó với ông.

Nhưng, mối quan hệ giữa bà Freeland và ông Trudeau cũng được cho là đã xấu đi trong bối cảnh có cáo buộc ông muốn thay thế bà bằng ông Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Anh và Ngân hàng Canada. Trong thư, bà cho biết ông Trudeau đã yêu cầu bà đảm nhiệm một vị trí khác trong nội các, nhưng bà từ chối.

Trong vấn đề ứng phó với ông Trump, bà Freeland và ông Trudeau được cho là đã bất đồng quan điểm về các đề xuất giảm thuế tạm thời và các biện pháp chi tiêu khác, vốn nhằm củng cố sự ủng hộ chính trị, nhưng có nguy cơ buộc bà Freeland phải bỏ lỡ các mục tiêu chi tiêu của mình. Ông Trudeau đã tổ chức một loạt các cuộc họp với các thủ hiến khu vực và các đối thủ chính trị trong nỗ lực duy trì mặt trận thống nhất, nhưng bị cáo buộc là không lường trước được các động cơ bảo hộ của ông Trump.

Vào cuối tháng 10, gần 20 nghị sĩ đảng Liberal đã ký một lá thư kêu gọi ông Trudeau từ chức vì đảng này lo ngại về một thất bại bầu cử lớn trong cuộc bầu cử liên bang dự kiến diễn ra vào năm tới.

Sau khi bà Freeland từ chức, một số nghị sĩ đảng Liberal tiếp tục đưa ra lời kêu gọi ông Trudeau từ chức, trong khi lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre lặp lại lời kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử ngay lập tức, nói rằng: “Chính phủ Canada đang tự mình mất kiểm soát”. Cuộc bầu cử bổ sung vào ngày 16/12 tại khu vực bầu cử Cloverdale-Langley City ở British Columbia là phép thử cho mức độ ủng hộ của cử tri đối với chính phủ của ông Trudeau. Kết quả là đảng Liberal của ông đạ nhận thất bại. “Thủ tướng sẽ là người chìm cùng con tàu đắm hoặc ông sẽ từ chức trước khi điều đó xảy ra”, ông này nói.

Nếu điều đó xảy ra, bà Freeland có thể là người kế nhiệm tự nhiên. Bà Rose cho biết kịch bản đang diễn ra ở Canada có thể được coi là điềm báo cho những gì các quốc gia khác có thể phải đối mặt trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. Tuy nhiên, cho đến nay ông Trudeau vẫn quyết tâm tiếp tục tại vị. Tuy nhiên, quyết định từ chức có thể được đưa ra vào năm tới nếu đảng Tân Dân chủ đối lập rút lại sự ủng hộ đối với chính phủ thiểu số của ông.

Sau khi Trump đe dọa áp thuế đối với Canada, Trung Quốc và Mexico, ông Trudeau đã vội vã đến Florida vào đầu tháng 12. Ông đã gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump và đăng một bức ảnh tươi cười của hai người trong bữa tối ở Florida. Ông nói với Canadian Broadcasting Corporation rằng ông đã hứa với ông Trump rằng Canada sẽ tăng cường an ninh biên giới và giám sát để chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp, và 1,3 tỷ USD đã được phân bổ, báo cáo kinh tế mùa thu tiết lộ khi cuối cùng được công bố vào cuối ngày 16/12.

Nhưng, giới quan sát cho rằng nếu Thủ tướng Trudeau hy vọng chuyến thăm của mình sẽ xoa dịu ông Trump, thì rõ ràng là tổng thống đắc cử của Mỹ đã coi chuyến thăm là một chiến thắng, liên tục hạ thấp Thủ tướng Canada. Ông Trump sau đó thậm chí còn tuyên bố “Canada có thể trở thành bang thứ 51 của Mỹ”.

Bà Freeland đã chuẩn bị công bố tuyên bố kinh tế mùa thu bị trì hoãn của chính phủ vào hôm 16/12, dự kiến sẽ bao gồm các chi tiết về việc tăng cường thực thi tại biên giới Mỹ-Canada. Bà cũng cho biết kế hoạch sẽ phác thảo các chính sách để khuyến khích và duy trì phát triển kinh doanh và đầu tư tại Canada. Tuy nhiên, mọi thứ đều đã bị hủy vào phút chót sau cuộc họp giữa bà với Thủ tướng Trudeau vào chủ nhật 15/12, trong đó hai người đã có cuộc tranh cãi gay gắt xung quanh cách ứng phó thích hợp với chính sách thuế của ông Trump.

Theo CAND

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Nhà lãnh đạo mới và con đường mới cho Syria?

Sau sự sụp đổ khá bất ngờ của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad, Syria cuối cùng cũng đã có một nhà lãnh đạo mới của mình.

Có một cuộc chiến bí mật từ hạt nhân đến AI

Các cường quốc đã có lịch sử dài giành giật nhân tài khoa học, từ các nhà khoa học hạt nhân trong Thế chiến II và Chiến tranh lạnh, nay lại đến các nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI).

Những lễ tuyên thệ đáng nhớ nhất trong lịch sử của các Tổng thống Mỹ

Lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ nhưng có những sự kiện được nhớ đến vì những sai sót hài hước, thậm chí là những cuộc ẩu đả.

Donald Tusk - thời thế tạo anh hùng

Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, ổn định và ủng hộ EU ở phía đông của Paris và Berlin lại nổi lên như một người hùng mới giải cứu châu Âu - đó là Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.

Cuộc “đại xá” của ông Biden

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden vừa làm một cuộc “đại xá” với số lượng án và phạm nhân được ân xá, giảm án cao kỷ lục.

Canada: Chính trường lao đao vì sắc thuế của ông Trump

Tương lai chính trị của Thủ tướng Justin Trudeau lại trở nên bấp bênh sau khi Phó Thủ tướng bất ngờ từ chức, trong khi ông phải đối mặt với sự sụt giảm về mức độ ủng hộ

Xung đột Nga - Ukraine đang bị quốc tế hóa cao độ

Trên thực tế, xung đột Nga - Ukraine không khác nào một cuộc thế chiến thứ 3. Cuộc xung đột này đã bị quốc tế hóa, với sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của hàng chục nước trên thế giới.

Tình cảnh bên trong Syria sau khi lực lượng vũ trang đối lập nắm quyền

Một ngày sau khi chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ, người dân nước này đổ ra đường phố Damascus với niềm xúc động lớn - nhiều người không tin những chuyện vừa xảy ra.

Pháp: Chính phủ sụp đổ vì câu chuyện ngân sách

Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm như tuyên bố của 3 đảng chính trị lớn ở 2 thái cực trong Quốc hội đã khiến chính phủ trung hữu thiểu số của Thủ tướng Michel Barnier sụp đổ