Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 9-5-25 20:03:29

Đa dạng không gian văn hóa tại Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh

0

Không gian 'Trên bến dưới thuyền' tại quận 1 giới thiệu các sản phẩm trái cây vùng miền.

Ngày 4/8, trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần I năm 2023, nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian tại các điểm văn hóa lịch sử, công viên đồng loạt mở cửa chào đón người dân và du khách.

Ghi nhận tại Công viên Bến Bạch Đằng, Công viên Lam Sơn (quận 1), du khách trong nước và quốc tế được trải nghiệm các không gian di sản văn hóa đặc sắc như khu trình diễn 15 loại hình Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc vinh danh; chương trình biểu diễn giao lưu “Các miền di sản,” hướng dẫn viết thư pháp và tặng chữ.

Riêng các trò chơi dân gian như cờ tướng trong nhà, đua ghe ngo trên cạn, nhảy sạp, đi cà kheo, lựa đậu, ô ăn quan, bịt mắt đập niêu... sẽ diễn ra 3 suất từ sáng đến tối (suất 1 từ 7 giờ 30 phút-9 giờ; Suất 2 từ 18 giờ-19 giờ 30 phút và suất cuối cùng từ 20 giờ 30 phút-21 giờ 30 phút).

Ngoài các không gian văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian, Lễ hội còn có các chương trình nghệ thuật hấp dẫn khác như Chương trình Nghệ thuật cải lương tại Sân khấu phía trước Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (đường Trần Hưng Đạo, quận 1) trong tối ngày 4/8; Chương trình quảng bá nghệ thuật truyền thống của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen ngày 5/8 tại phía trước Bưu điện Thành phố từ 8-9 giờ 30 phút, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ từ 19-20 giờ 30 phút; Chương trình quảng bá nghệ thuật truyền thống của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội tại Lăng Ông Lê Văn Duyệt ngày 6/8 từ 9-11 giờ. Tất cả đều miễn phí cho du khách tới thưởng thức.

Bên cạnh đó, sân khấu múa rối nước tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh miễn phí 30 vé/suất cho du khách đi theo đoàn do các công ty du lịch đăng ký trước trong ngày 5 và 6/8; Khu trải nghiệm rối tại quận Gò Vấp cũng đón khách tới thưởng thức vào ngày 6/8 trong khung giờ 10-11 giờ 30 phút; Chương trình tại Rạp xiếc công viên Gia Định sẽ đón du khách vào ngày 5 và 6/8 từ 19 giờ 30 phút-21 giờ. Hai điểm này đều miễn phí 100 vé/suất cho du khách đi theo đoàn do các công ty du lịch đăng ký trước.

Đặc biệt, từ ngày 4-6/8, tại các khu vực như Công viên Bạch Đằng, Công viên Lam Sơn, Công viên 30/4, Cảng Sài Gòn-Cảng Hành khách tàu biển, Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè và các địa điểm tổ chức lễ hội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức trang trí ánh sáng nghệ thuật bằng các mô hình, cụm tiểu cảnh mang biểu tượng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên các tác phẩm đường phố mới lạ, thu hút đông đảo người dân Thành phố và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Cùng ngày, không gian “Trên bến dưới thuyền” vừa được khai mạc tại quận 1 (khu vực Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, cầu Điện Biên Phủ đến cầu Thị Nghè).

Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố sở hữu gần 1.000 km đường sông và là đô thị đặc biệt với khoảng 10 triệu dân nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, đặc biệt là nông sản rất lớn.

Với lợi thế sẵn có, từ lâu, hoạt động “Trên bến dưới thuyền” ở thành phố đã diễn ra sôi nổi ở khắp các ngã sông, nhất là quận, huyện ngoại thành. Hoạt động này thu hút thương hồ từ khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng... mang nông sản, đặc sản vùng miền, thậm chí các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến trao đổi và mua bán.

Với 20 gian hàng, không gian “Trên bến dưới thuyền” giới thiệu ẩm thực vùng miền, bánh dân gian, trái cây ngon, sản phẩm đặc trưng... để người dân, du khách tham quan và mua sắm; tổ chức hoạt động nghệ thuật dân gian và các chương trình biểu diễn nghệ thuật vào tối 4 và 5/8.

Cùng gia đình tới tham quan không gian “Trên bến dưới thuyền” tại quận 1, bà Lâm Thị Kiều My (ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Thông qua những chiếc nón lá, áo bà ba cùng những loại trái cây trang trí bắt mắt, không gian nơi đây tạo cho tôi cảm giác thân thuộc như một miền quê. Tôi đến mua sắm các loại nông sản, tham quan gian hàng truyền thống vì ở thành phố hiếm có dịp để trải nghiệm những không gian như vậy.”

Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh còn có không gian “Trên bến dưới thuyền” tại Quận 8 (Khu vực dọc bờ kè tuyến đường Bến Bình Đông, Phường 13). Các hoạt động tái hiện nếp sống cộng đồng cư dân Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ cũng diễn ra thường xuyên ở các không gian.

Các hoạt động này được diễn ra từ ngày 4-6/8 nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, vui chơi, trải nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh./.

Theo TTXVN

Thú vị mô hình du lịch vui chơi kết hợp trải nghiệm

Những năm gần đây, hoạt động du lịch kết hợp trải nghiệm được nhiều trường học quan tâm. Đây vừa là dịp để học sinh, sinh viên được vui chơi giải trí và cũng là hoạt động ngoại khóa với những trải nghiệm...

Miễn phí tham quan Đại Nội Huế về đêm trong dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

Du khách sẽ đi vào cửa Hiển Nhơn để tham quan vườn Thiệu Phương và Phủ Nội vụ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút hằng ngày, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26.4-1.5.

Côn Đảo từ 'địa ngục trần gian' đến 'thiên đường du lịch'

Từ nơi từng được coi là “địa ngục trần gian," Côn Đảo đã vươn mình thành viên ngọc quý giữa Biển Đông - nơi lưu giữ ký ức đau thương nhưng đầy tự hào, hòa quyện giữa thiên nhiên và lịch sử hào hùng.

Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam năm 2025

Từ những con phố lung linh đèn lồng ở Hội An đến những bãi biển thanh bình tại Kiên Giang, các điểm đến này tiếp tục ghi dấu ấn nhờ bản sắc địa phương chân thật và chất lượng dịch vụ vượt mong đợi.

Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Ra mắt ấn phẩm tour, tuyến Bình Dương

Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh vừa ra mắt ấn phẩm tour, tuyến Bình Dương nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm một hành trình du lịch cho du khách khi đến với tỉnh Bình Dương.

Du lịch về nguồn: Nhắc nhở mỗi người thêm tự hào về truyền thống quê hương

Cùng với các loại hình du lịch khác, Bình Dương cũng là nơi có nhiều tiềm năng khai thác để phát triển loại hình du lịch về nguồn.

Huyện Dầu Tiếng: Nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch

Huyện Dầu Tiếng là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm nhờ sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, di tích lịch sử phong phú

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 "Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới"

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 không đơn thuần là sự kiện văn hóa du lịch thuần túy, mà còn là một hành trình đầy cảm xúc, một chuyến du hành ngược dòng lịch sử để chạm đến vẻ đẹp của kinh đô xưa.

Toàn tỉnh có 17 khách sạn được xếp hạng sao

trên địa bàn tỉnh hiện có 17 khách sạn xếp hạng sao với 1.497 phòng