Hotline: 0274 383 347
Thứ tư, 14-5-25 17:48:58

Đổi đời nhờ… vỏ xe cũ!

0

Nhờ sự chăm chỉ, cần cù, anh Nguyễn Văn Trụ ngụ KP.Quyết Thắng, P.Bình Thắng, TX.Dĩ An đã vươn lên từ việc thu gom những thứ tưởng chừng bỏ đi trong cuộc sống. Việc kinh doanh vỏ xe cũ đã giúp anh có thu nhập cao và tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho hàng chục nhân công tại cơ sở.

Duyên với… vỏ xe

Quê anh, vùng chiêm trũng Yên Dũng (Bắc Giang) quanh năm nghèo khó, người dân lam lũ tảo tần sớm khuya “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn cơm độn khoai mà không đủ no. Ngày ấy, gia đình anh 8 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng và cái ao rau muống chi chít bèo tấm… Nghèo khó, người dân nơi đây chỉ còn cách thoát ly đến những vùng có điều kiện hơn mong thoát khỏi cảnh tay lấm chân bùn.

Công nhân đang làm việc tại cơ sở vỏ xe của anh Nguyễn Văn Trụ

Năm 1996, chàng trai 23 tuổi này đã cùng gia đình Nam tiến để mong đổi đời. Gia đình anh chọn phường Bình Thắng, TX.Dĩ An làm điểm cư ngụ trong công cuộc thoát nghèo. Anh Trụ và người anh trai Nguyễn Văn Điển làm nghề chạy xe ôm kiếm sống. Cùng với việc chạy xe ôm, hai anh em còn gom góp vỏ chai, vỏ lon bia, vỏ xe… ven đường về để bán ve chai, phụ giúp bố mẹ trang trải cuộc sống gia đình. Thời gian đầu, việc kiếm những chiếc vỏ xe không quá khó với hai anh em này. “Xin dễ lắm, họ còn mong mình lấy đi, có khi họ gọi mình đến dọn nhanh và còn cho thêm mấy chục ngàn tiền công. Những thứ vứt đi đó lại mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Anh em tôi nhanh chóng đến thu gom về để bán”, anh Trụ nói.

Cuộc sống nơi đất lạ với việc chạy xe ôm và tìm kiếm những thứ dường như không còn giá trị của nhiều người, đã giúp hai anh em anh Trụ cùng gia đình đắp đổi qua ngày sau 2 năm vào Bình Dương. Biến cố đến với họ vào năm 1998, khi anh Nguyễn Văn Điển chạy xe ôm chở khách bị bọn cướp của giết người lấy mất mạng sống. Bố mẹ mất đi một người con, anh Trụ mất đi một người anh, một người đồng hành cùng anh trong công việc.

Sau khi anh trai mất, nhận thấy khu vực làm việc của mình thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông và cướp giật, nên anh em xe ôm ở đây đã lập ra một đội xe trong đó có tổ cứu thương cơ động. Dần dần tổ cứu thương thành một đội cứu thương chuyên làm những công việc như sơ cứu tại chỗ, bảo vệ tài sản của nạn nhân, gọi xe hoặc chở nạn nhân đến bệnh viện gần nhất… Ngoài ra, anh Trụ đã có những định hướng mới trong công việc và cuộc sống sau này để bảo đảm thu nhập cho gia đình. Anh đã tăng cường việc tìm kiếm những chiếc vỏ xe cũ để chính thức thâm nhập vào hướng làm ăn mới. Nhưng vỏ xe cũ không còn xin được một cách dễ dàng mà phải mua, nhưng anh không bỏ qua bất cứ công việc gì có thể kiếm ra tiền.

Anh Trụ đang giới thiệu một công đoạn trong việc sơ chế vỏ xe

Và nên cơ nghiệp

Sau khi lập gia đình, anh cùng vợ chuyên tâm vào việc thu mua vỏ xe cũ nhiều hơn. Anh Trụ chia sẻ: “Vào đầu năm 2000, trong một lần tôi đang chạy xe ôm thì gặp một chiếc xe tải từ Hà Nội vào thu mua vỏ xe cũ, họ nhờ trợ giúp thế là quen. Nhận thấy người từ ngoài Bắc còn vào đây tìm kiếm mua vỏ xe, mình ở ngay đây tại sao không lấy công làm lời. Tôi đặt vấn đề làm ăn với họ và từ đó, tôi đi thu mua và bán theo mối này để kiếm lời”. Số vốn tích góp của hai vợ chồng cộng với tiền thuê mượn ở nhiều nơi, anh Trụ đã đầu tư mua máy móc, đầu tư phương tiện xe tải để thu mua được nhiều vỏ xe hơn. Những chiếc vỏ xe anh mua về không còn bán sang tay như trước nữa mà đã được phân loại, sơ chế và bán lại với lợi nhuận cao hơn.

Một chiếc vỏ xe sau khi mua về anh Trụ cho nhân công xử lý cắt vỏ bố (dùng dao cắt) để bán cho những công ty tái chế thành cao su sinh học, xay ra làm nhựa đường. Lấy talong (tanh) để bán phế liệu. Cắt vỏ kẽm (dùng máy cắt) để bán cho các lò đốt. Ngoài ra, những vỏ xe có độ mòn chưa nhiều và vẫn sử dụng được trên đoạn dường gần, anh cũng có thể bán lại và kiếm lời ngay. Tính trung bình một ngày, cơ sở anh cũng mua được từ 4 - 5 tấn vỏ xe cũ các loại. Anh Trụ kể: “Có khi may mắn, chỉ cần đến một điểm là có hàng cho anh em làm mấy ngày liền. Có khi lại mua được số hàng lớn từ những công ty thải ra vì hàng không đạt chuẩn để xuất khẩu. Những lô hàng như thế, thường mình mua về và bán ngay cũng kiếm lời được kha khá”.

Công việc làm ăn của gia đình anh Trụ giờ đã đi vào ổn định hơn trước rất nhiều. Anh có bãi lớn để chứa vỏ xe và tiến hành xử lý, có hàng cho 10 nhân công làm thường xuyên nhưng anh vẫn không bỏ nghề xe ôm. Anh nói vui: “Nó như cái nghiệp với tôi. Nhờ có nó mà tôi có những anh em, bạn bè thân cận, có thể giúp được những người bị nạn kịp thời và hiểu hơn về đời sống của anh em lao động xa xứ…”.

Hiện tại, anh Trụ làm tổ trưởng tổ bảo vệ khu phố Quyết Thắng, từ năm 2009 đến nay là hội viên Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thắng và anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông Nguyễn Công Danh, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND phường Bình Thắng, nhận xét: “Anh Nguyễn Văn Trụ là một trong những cá nhân hoạt động rất tích cực, hiệu quả trong vai trò của tổ trưởng tổ bảo vệ khu phố, hăng hái trong việc tham gia sơ cấp cứu, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, anh Trụ còn nỗ lực mưu sinh bảo đảm tốt cuộc sống gia đình”.

 CHÍ THANH - HẢI YẾN

Từ khóa:

Căng sức phòng lửa, giữ rừng

Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng là rừng phòng hộ duy nhất của tỉnh Bình Dương, được ví như “lá phổi xanh” đặc biệt để điều hòa khí hậu trên địa bàn và các địa phương lân cận.

Để cho đất nước đứng lên...

Trong không khí cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30. 4.1975 - 30.4.2025), chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác tỉnh Bình Dương đến thăm và tìm hiểu về các khu di tích lịch sử cách mạng tại huyện Côn Đảo

Gặp gỡ vị tướng “trưởng thành qua trận mạc”

Trung tướng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Hoạt, trưởng thành từ một binh nhì lên đến Trung tướng Tư lệnh Quân khu thủ đô, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Tiệm mì 1K ấm lòng người lao động nghèo

Với tâm nguyện giúp người lao động nghèo vượt qua những lúc khó khăn, bà chủ một cửa hàng gốm sứ ở khu phố Bình Đức 2, phường Bình Hòa (TP.Thuận An) mở tiệm mì 1.000 đồng/tô trên Quốc lộ 13.

Lễ hội Miếu Ông Bổn: Mãn nhãn với nhiều hoạt động độc đáo

Cứ đúng vào dịp 16 tháng Giêng Âm lịch, tại TP.Thủ Dầu Một diễn ra Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Rộn ràng không khí vui chơi ngày xuân

Những bộ áo dài rực rỡ cùng sắc hoa mai, hoa đào nở rộ khắp các nẻo đường, tạo nên bầu không khí vui tươi và sôi động cho mùa Xuân Ất Tỵ 2025.

Tết ấm nghĩa tình ở Trường Sa

Cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các đảo, điểm đảo ở quần đảo Trường Sa vẫn đủ đầy, ấm áp nghĩa tình quân - dân.

Điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi

Bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, trong những năm qua, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của ngư dân

Côn Đảo trước thềm xuân...

Khi đất trời hòa cùng lòng người trong không khí rộn ràng của mùa xuân cũng là lúc những chuyến tàu chở các đoàn công tác cùng những món quà tết lại rời bến mang theo tình cảm yêu thương, không khí tết của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ

Những người thầy “gieo chữ” ở Trường Sa

Thời gian qua, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, những người thầy ở đất liền đã tình nguyện đến quần đảo Trường Sa “gieo chữ” cho trẻ em nơi đầu sóng ngọn gió.