Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 11:19:53
Hotline: 0274 383 347

Gánh bánh mì của ngoại

0

Ký ức tuổi thơ tôi hình ảnh ngoại không bao giờ phai nhạt. Hồi ấy, mỗi lần hè về, tôi được cha mẹ gửi về quê với ngoại. Về quê, tôi được tắm suối, thả diều, đi bắt dế..., được bà bỏ vào thúng gánh đi mỗi khi phiên chợ về chiều.

  Gánh mì của ngoại, tại số 891, đường Nguyễn Chí Thanh phường Tân An TP.Thủ Dầu Một

Lưng ngoại còng như đòn gánh

Ngoại hay gánh hàng ra chợ bán. Quê nghèo, chợ mỗi tuần chỉ họp vài phiên. Ngoại chỉ bán trầu cau. Thu nhập ít ỏi nhưng ngoại vẫn lo cho con cháu.

Năm ấy, ngoại đã ngoài sáu mươi, tóc bạc như cước, những nếp nhăn hằn lên gương mặt ngoại. Những buổi trưa hè, ngoại ngồi bên thềm ngoáy trầu, miệng nhai nhóp nhép hỏi thăm cháu từ thành phố trở về.

Hồi đó còn nghèo, cha mẹ gửi tôi về ngoại cũng là giảm đi bớt “miệng ăn” trong nhà. Tôi được ngoại yêu thương nhất trong đám cháu. Theo lời ngoại: “Vì nó là thằng ở xa lâu lâu mới về thăm ngoại”.

Mỗi khi chợ sắp tan, tôi hay đi bộ ra chợ. Chỗ nhà ngoại chỉ cách chợ chừng vài trăm mét. Mục đích tôi ra chợ bởi tính háu ăn. Ngoại sẽ mua cho tôi đủ thứ đồ ăn vặt, từ những viên kẹo ú thơm lừng mùi gừng cho tới món bánh bột lọc được làm từ bột mì màu đen thui. Hồi đó, với trẻ con đã là món quà ăn vặt ngon nhất thế gian rồi.

Ngoại mất năm tôi lên lớp năm, nhưng hình ảnh ngoại không phai nhạt trong trí nhớ. Tôi nhớ lắm, nhớ lưng ngoại còng như đòn gánh nhưng ngoại chưa bỏ lỡ một phiên chợ nào. Cả đời ngoại tất tả nuôi con rồi lo cho cháu… Hàng chục năm trôi qua, tôi tình cờ gặp lại ngoại.

Vẫn dáng người nhỏ thó, lưng còng, đôi chân nhanh thoăn thoắt quảy gánh bánh mì đi bán dạo. Có phải ngoại không? Không phải ngoại của tôi, nhưng bà là ngoại của rất nhiều người ở phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một. Người dân nơi đây gọi bà với cái tên trìu mến: Bà ngoại Sáu.

Bà tên thật là Nguyễn Thị Ngang, sinh tại làng Tân An nay thuộc phường Tân An, năm nay 87 tuổi. Gánh bánh mì của ngoại là hình ảnh quen thuộc đối với dân nghèo và anh chị em công nhân. Đối với nhiều bạn trẻ, bánh mì của ngoại Sáu thuộc dạng rẻ nhất và ngon nhất.

Chia sẻ là niềm vui tuổi già

Ngoại Sáu dậy sớm, từ ba giờ sáng. Ngoại lui hui đun bếp củi. Khói phả lên trần nhà, mắt ngoại nhăn nheo nhưng môi vẫn mỉm cười. Có lẽ thời gian này, nhiều người còn chìm trong giấc ngủ. Đôi tay ngoại nhanh thoăn thoắt hết khui bếp lửa, lại mở nắp nồi kiểm tra phần xíu mại chuẩn bị cho buổi bán sáng sớm.

Khoảng 4 giờ 30 phút sáng, mọi công đoạn chuẩn bị đã hoàn tất. Ngoại Sáu lấy đòn gánh gánh bánh mì ra đường Nguyễn Chí Thanh để phục vụ mọi người. Con đường từ nhà ngoại Sáu ra tới chỗ bán dài hơn 4 cây số. Dáng ngoại chìm ẩn trong màn đêm khi trời bắt đầu phả ra những hơi sương lạnh.

Ngoại ra tới chỗ bán rất sớm, nhưng có khách hàng còn ra sớm hơn ngoại. Từ khi “bánh mì rẻ nhất hệ mặt trời” của ngoại được lan truyền trên mạng, khách tới mua bánh mì ngày một đông. Có những bạn trẻ từ TP.Hồ Chí Minh 4 giờ sáng đã có mặt để mua bánh mì ngoại Sáu.

Ngoại kể: Ngoại bán bánh mì hồi còn là thiếu nữ, đến nay đã gần 90 tuổi.

Bánh mì ngoại bán rẻ từ hồi nào tới giờ, không phải bây giờ mới rẻ. Chỉ cần 5.000 đồng mọi người đã có ổ bánh mì chất lượng, gồm: Xíu mại, bì, dưa leo… Mà ai ăn một lần sẽ khó mà quên được.

Cứ thế, từng tốp khách tấp vào gánh bánh mì của ngoại. Từ những chàng sinh viên, tài xế… cho đến anh chị em công nhân, miệng luôn khen: “Bánh mì ngoại Sáu ngon nhứt nách!”. Tầm 7 giờ sáng, gánh bánh mì của ngoại không còn một ổ nào. Tổng kết một buổi sáng buôn bán, ngoại lời “tới” những 70.000 đồng.

Ngoại Sáu tâm sự: “Ngoại già rồi, ăn uống không nhiều nên không cần lời nhiều. Ngoại bán để kiếm niềm vui tuổi già và chia sẻ bớt khó khăn với người lao động cũng đang vất vả mưu sinh!”.

Đã có nhà hảo tâm hứa sẽ nuôi ngoại tới già, khuyên ngoại nghỉ ngơi ở nhà cho khỏe. Nhưng ngoại trả lời: “Ngoại già rồi, không cần nuôi ngoại tới già. Ngoại phải đi bán, nếu không nhớ sắp nhỏ không chịu nổi”.

Có khách trêu đùa ngoại: “Ngoại ơi! Nay con hết tiền. Ngoại bán thiếu cho con nhe”. Ngoại cười sảng khoái: “Cha bây! Đói thì lấy bánh mì mà ăn. Cần gì thiếu ngoại!”.

 PHÙNG HIẾU

Từ khóa: Gánh bánh mì

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.