Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 15:37:14
Hotline: 0274 383 347

Giữ gìn, phát triển di sản văn hóa phi vật thể võ lâm Tân Khánh Bà Trà

0

Trong dòng chảy lịch sử của vùng đất Bình Dương từ xưa đến nay, có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể được các thế hệ ra sức giữ gìn, phát huy. Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đó, dù trải qua bao thăng trầm, vẫn tồn tại, phát triển đến tận bây giờ.

Cũng như những dòng võ cổ truyền khác của dân tộc ta, lịch sử dòng võ lâm Tân Khánh Bà Trà gắn liền với lịch sử vùng đất, cộng đồng sinh ra nó. Xuất phát từ vùng đất Tân Khánh, thuộc phường Tân Phước Khánh, TX.Tân Uyên ngày nay, môn võ “đả hổ” lừng danh Tân Khánh Bà Trà hình thành từ những ngày đầu mới khai phá lập làng, tiếp tục được các thế hệ giữ gìn, phát triển cho đến bây giờ.

Trải qua hàng trăm năm, võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã được các thế hệ tiền nhân kế thừa, sáng tạo bổ sung thêm để trở thành một chương trình huấn luyện từ thấp lên cao, với đầy đủ những kỹ thuật sử dụng đòn tay, đòn chân; kỹ thuật cận chiến, trường chiến; hệ thống các bài quyền, bài binh khí phổ thông có, đặc dị có. Đó cũng là những tính chất chung của võ cổ truyền Việt Nam.

Đầu năm 2021, võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trong dòng chảy vô tận của thời gian và trải qua không ít thăng trầm, nhưng các thế hệ học trò của võ lâm Tân Khánh Bà Trà vẫn miệt mài rèn luyện, trao truyền lại những nét tinh hoa võ học cho thế hệ sau. Riêng tại Bình Dương, thời gian qua, với sự cố vấn của võ sư Hồ Tường (chưởng môn), các võ sư có tâm huyết vẫn dành thời gian đến với các lớp học trên địa bàn TX.Tân Uyên, TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một… để truyền dạy môn võ này cho các môn sinh muốn theo học. Đó cũng là cách để võ lâm Tân Khánh Bà Trà phục hồi, phát huy trên mảnh đất quê hương Bình Dương - cái nôi khởi phát của môn phái. Ngoài địa bàn tỉnh Bình Dương, môn phái võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã phát triển ra nhiều tỉnh, thành với nhiều cơ sở truyền dạy võ tại TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Lắk, Long An, Bến Tre, Nghệ An…

Cùng với sự truyền dạy, giữ gìn, phát triển môn phái của các thế hệ, đầu năm 2021, võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó không chỉ là sự ghi nhận, trân quý những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành, phát triển môn võ này trong thời gian qua, mà còn là niềm tự hào của các thế hệ đã không quản ngại khó khăn để giữ gìn, phát triển môn võ này đến ngày hôm nay.

Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là nét văn hóa độc đáo, thuần khiết của người dân vùng đất Bình Dương, được hun đúc và trưởng thành trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Qua những khó khăn, thử thách đó, võ lâm Tân Khánh Bà Trà luôn được vinh danh bằng những chiến thắng trước kẻ thù, từ chiến đấu với thú dữ, đến những thành phần bất hảo để bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống. Võ lâm Tân Khánh Bà Trà còn là một minh chứng sinh động thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam nói chung, tinh thần khảng khái, hào sảng của người dân miền Đông Nam bộ nói riêng. Tinh thần đó luôn được cha ông ta gìn giữ và phát huy, khi đất nước lâm nguy tinh thần thượng võ lại bùng cháy hòa quyện cùng lòng yêu nước. Trong thời bình, võ thuật cổ truyền lại trở thành một phương thức rèn luyện cơ thể, rèn luyện trí tuệ rất hữu hiệu.

Để hiểu hơn về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này trên đất Bình Dương, ngắm nhìn tường tận hơn những thế võ của môn phái võ lâm Tân Khánh Bà Trà đang được các thế hệ kế thừa, phát triển hôm nay như thế nào, mời quý khán giả đón xem tập tiếp theo của chương trình Tôi yêu Bình Dương. Chương trình được phát vào lúc 6 giờ sáng chủ nhật (ngày 19-3) tại địa chỉ: www.baobinhduong.vn. 

CẨM LÝ

Từ khóa: Tân Khánh Bà Trà

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.