Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 17:38:09
Hotline: 0274 383 347

Khám phá giá trị văn hóa, lịch sử của Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một

0

Giữa lòng thành phố nhộn nhịp, ngay đầu chợ Thủ Dầu Một có một công trình mang dấu ấn lịch sử, văn hóa được phục dựng lại để giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử địa phương. Với dáng vẻ cổ xưa, Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu và chụp ảnh lưu niệm.


Nhà việc Phú Cường, nay là Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một, đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần lý tưởng của người dân địa phương và du khách gần xa

Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một được phục dựng theo kiểu dáng Nhà việc Phú Cường, là khu hành chính của thực dân Pháp, là trung tâm tỉnh lỵ Thủ Dầu Một thời bấy giờ. Từ ngôi nhà này, cách đây 78 năm, lần đầu tiên sau gần 100 năm sống trong xiềng xích nô lệ, người dân Thủ Dầu Một đã được nghe đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một tuyên bố chính quyền đã về tay nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, bà Nguyễn Thị Một (đồng chí Một) đã hạ cờ ba que xuống và thượng cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng lên ngay nóc Nhà việc Phú Cường. Hình ảnh lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Nhà việc Phú Cường đã làm vỡ òa niềm vui của người dân Thủ Dầu Một xưa.

Công trình này trước đây là trụ sở làm việc của phường Phú Cường (TP. Thủ Dầu Một). Bên cạnh việc phục dựng dựa trên kiến trúc cũ, công trình còn tạo điểm nhấn trong kiến trúc đặc trưng của TP.Thủ Dầu Một xưa và nay. Cảnh quan xung quanh được kết hợp làm khu công viên công cộng cho người dân vui chơi, nhằm giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Bên trong là không gian trưng bày giới thiệu về lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội và nhân văn, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Thủ Dầu Một từ chống Pháp đến chống Mỹ, quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những nghề thủ công truyền thống hình thành và phát triển trên đất Thủ Dầu Một; qua đó tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, biết ơn các thế hệ tiền nhân đã có công xây dựng, bảo vệ, phát triển quê hương.

Sau khi được khánh thành nhân dịp chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ rất lý tưởng của nhân dân thành phố. Hàng tháng, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một đều tổ chức giao lưu đờn ca tài tử thu hút đông đảo du khách, người dân và giới mộ điệu gần xa đến thưởng thức. Góp mặt trong các chương trình giao lưu đờn ca tài tử có các nghệ nhân và tài tử đến từ các phường trong thành phố và các huyện, thị xã, thành phố lân cận.

Hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP.Thủ Dầu Một (1948-2023), mời quý độc giả đón xem chương trình “Tôi yêu Bình Dương” tập 24, để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như cùng khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử của công trình kiến trúc mang dáng vẻ cổ xưa, để biết thêm nhiều câu chuyện thắm đượm tình quân dân của người dân Thủ Dầu Một xưa… Chương trình do Báo Bình Dương thực hiện, sẽ phát vào lúc 6 giờ sáng chủ nhật (ngày 12-2) tại địa chỉ: www. baobinhduong.vn.

MINH HIẾU

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.