Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 18-7-25 15:39:24

Khuổi Ky - nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại của vùng đất biên cương

0

Những bức tường đá ở bản Khuổi Ky. (Ảnh: Trịnh Bộ/Báo Ảnh Việt Nam)

Từ thác Bản Giốc đi vào làng Khuổi Ky khoảng 2km trên đường vào động Ngườm Ngao. Ðây được xem như điểm nhấn văn hóa độc đáo nằm giữa 2 thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Cao Bằng.

Quần thể làng Khuổi Ky (thuộc xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trải rộng khoảng 10.000m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là khoảng đất rộng chừng 2.000m2 để trồng cây lương thực và dòng suối Khuổi Ky chạy qua phía trước làm cho ngôi làng trở nên đẹp khá ấn tượng.

Bước chân vào làng, sự khác biệt hiện lên rõ ràng trong mắt du khách. Lối vào đi qua những con đường lát đá, kè đá hai bên; tường bao được làm bằng đá; nhà được xây bằng đá; móng được làm bằng đá hộc; chân tảng kê cột cũng được làm bằng đá và gia công lại; cuộc sống đồng bào dân tộc nơi đây cũng thân thiện với đá, sử dụng chất liệu đá như cối xay, bếp, đập nước…

Làng đá Khuổi Ky nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá và tục thờ thần đá độc đáo. Bà con đã tận dụng đá tự nhiên để dựng lên những bức tường đá một cách kiên cố. Những ngôi nhà cũng được làm bằng đá, chắc chắn như một pháo đài.

Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm, thể hiện rõ tính bản địa, sự sáng tạo độc đáo của đồng bào Tày.

Ðể dựng thành công một ngôi nhà, cần mất khoảng 2-3 năm. Người dân xếp đá đến độ cao khoảng 2,5m, đặt kèo, làm gác. Việc lên tầng cho ngôi nhà đá khó khăn ở chỗ, càng lên cao thì việc điều chỉnh độ chính xác càng phải tỷ mẩn hơn. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật thì sẽ khiến nhà đá bị siêu vẹo, dễ đổ. Chiều cao của nhà thường từ 7-8m.

Giai đoạn cuối cùng trong việc dựng một ngôi nhà đá chính là lợp ngói âm dương. Loại ngói này sẽ giữ cho ngôi nhà đá mang đậm vẻ cổ kính. Nhà thường có ba gian chính, mỗi gian có một chức năng nhất định thuận tiện cho việc sinh hoạt; diện tích nhà tùy thuộc vào số người trong gia đình, nhiều người thì dựng nhà to cao, ít người thì dựng nhà nhỏ hơn. Những bức tường kiên cố được xếp từ hàng vạn viên đá lớn nhỏ khác nhau bằng một thứ keo kết dính trộn từ đá vôi và cát.

Làng đá Khuổi Ky có 14 mái nhà sàn nằm nép mình dưới chân núi, phía trước là dòng suối nhỏ ngày đêm róc rách như một bản nhạc nước vui tai. Kế bên là cánh đồng quanh năm trù phú. Đến nơi đây vào mùa lúa chín, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng bức họa thiên nhiên tuyệt sắc. Đó là cánh đồng lúa vàng óng ả như tấm thảm vàng rực tạo nên điểm nhấn giữa không gian núi rừng. Còn vào mùa xuân là màu xanh mát mắt của ngô, khoai…

Bản có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000m2. (Ảnh: Công Đạt/Báo Ảnh Việt Nam)

Nhà sàn đối với người Tày ở Trùng Khánh là một miền thiêng - nơi cất giữ những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần truyền thống qua bao thế hệ.

Đặc biệt, đồng bào Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tới nay trong tâm thức người Tày “thần đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm. Nét đặc trưng có lẽ là do vị trí địa lý nằm trong khu vực có rất nhiều núi đá vôi nên đá chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng nơi đây. Đá được sử dụng rất nhiều trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc. Nhà được xây bằng đá, vách đá, móng được làm bằng ...

Ðể bảo tồn, phục dựng lại làng đá Khuổi Ky, các cơ quan chức năng Cao Bằng phải mất rất nhiều thời gian để xếp đá, đến năm 2010 mới hoàn thành. Hiện nay, Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người.

Vẻ đẹp, nét cổ kính và lòng hiếu khách của người dân truyền tai từ người này đến người khác, hàng trăm lượt khách đã tìm đến Khuổi Ky để khám phá và trải nghiệm, từ đây, nguồn thu dịch vụ du lịch giúp đời sống của người dân thêm no đủ./.

Theo TTXVN

Từ khóa: du lịch

Triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng

Thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, mới đây UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương - giàu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa tâm linh ở Bình Dương giàu tiềm năng khai thác, đặc biệt là vào những dịp lễ hội.

Hà Nội vào top 15 thành phố được du khách ưa chuộng nhất thế giới

Tạp chí Time Out xếp Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, ở vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, truyền thông và quảng bá du lịch

Ngày 29-5, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai giảng lớp tập huấn ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, truyền thông và quảng bá du lịch trên mạng xã hội năm 2025.

Mùa bướm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương "níu chân" du khách

Hàng nghìn cánh bướm bay rợp trời ở khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương thu hút đông đảo người dân, du khách đến thưởng ngoạn và chụp ảnh kỷ niệm.

Du lịch Bình Dương “3 trong 1”               

Ở Bình Dương có kiểu du lịch “3 trong 1” tạo nên thương hiệu riêng. Đó là những cùng chung sở thích rủ nhau vừa luyện tập sức khỏe, vừa quảng bá cảnh đẹp và thưởng thức ẩm thực đặc sản Bình Dương.

Khánh Hòa tổ chức Lễ hội Văn hóa-Du lịch biển thay cho Festival Biển 2025

Theo kế hoạch, năm 2025, Khánh Hòa tiếp tục tổ chức Festival biển lần thứ 11, tuy nhiên, do nhiều yếu tố, tỉnh quyết định tạm dừng tổ chức Festival biển và thay thế bằng Lễ hội Văn hóa-Du lịch biển.

Thú vị mô hình du lịch vui chơi kết hợp trải nghiệm

Những năm gần đây, hoạt động du lịch kết hợp trải nghiệm được nhiều trường học quan tâm. Đây vừa là dịp để học sinh, sinh viên được vui chơi giải trí và cũng là hoạt động ngoại khóa với những trải nghiệm...

Miễn phí tham quan Đại Nội Huế về đêm trong dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

Du khách sẽ đi vào cửa Hiển Nhơn để tham quan vườn Thiệu Phương và Phủ Nội vụ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút hằng ngày, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26.4-1.5.

Côn Đảo từ 'địa ngục trần gian' đến 'thiên đường du lịch'

Từ nơi từng được coi là “địa ngục trần gian," Côn Đảo đã vươn mình thành viên ngọc quý giữa Biển Đông - nơi lưu giữ ký ức đau thương nhưng đầy tự hào, hòa quyện giữa thiên nhiên và lịch sử hào hùng.