Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 8-5-25 23:33:30

Làng cổ Đông Hòa Hiệp, điểm nhấn du lịch sinh thái tại Tiền Giang

0

Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong, ngoài nước với những ngôi nhà cổ hơn trăm năm tuổi cùng kiến trúc độc đáo.

Nhà cổ ở làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây

Ông Lê Văn Ý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết: Làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút du khách khám phá những nét kiến trúc cùng hoa văn cổ xưa của Nam Bộ được thể hiện qua những bức hoành, liễn gỗ, kèo cột được chạm khắc công phu mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam Bộ với niên đại trên 100 năm. Các ngôi nhà cổ ở đây nằm đan xen với những vườn cây ăn trái sum suê tạo nên vẻ đẹp dân dã nhưng thơ mộng. Ước tính trung bình mỗi năm, làng đón khoảng 100.000 lượt du khách đến tham quan, trong đó hơn 75% là khách quốc tế.

Kiến trúc truyền thống của nhà cổ Đông Hòa Hiệp có niên đại hơn trăm năm nằm rải rác trong phạm vi rộng lớn. Các ngôi nhà ở đây dù đã trải qua nhiều thời gian và những biến cố của chiến tranh nhưng vẫn giữ được nhiều giá trị kiến trúc truyền thống của người Việt. Một số ngôi nhà cổ có kiến trúc theo kiểu phương Tây với vẻ đa dạng vừa cổ kính, vừa mang chút hiện đại. Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Đông Hòa Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 2080/QĐ-BVHTTDL năm 2017.

Làng cổ nằm ở xã Đông Hòa Hiệp gồm 7 ngôi nhà cổ được xây dựng theo cấu trúc nhà truyền thống Nam Bộ gồm 5 gian, 3 chái hình chữ đinh cùng các hoa văn chạm khắc, trang trí công phu. Làng cổ Đông Hòa Hiệp của huyện Cái Bè đã được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những di sản văn hóa quý giá và là cơ sở để tiềm năng du lịch sinh thái phát triển.

Nằm trong khuôn viên rộng hơn 19.000 m² và được bao quanh bởi khu vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả, nhà cổ của ông Phan Văn Đức (ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) mang lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa văn hóa Nam Bộ và Pháp. Nhà được xây dựng vào năm 1850, trong nhà có lưu giữ các cổ vật quý hiếm như: 4 cây cột bằng gỗ căm xe; 3 bộ tủ thờ khảm xà cừ; bộ liễn khảm xà cừ; chiếc hộp gỗ khảm hình rồng, bên trong có bản “Sắc phong thần” do Vua Tự Đức ban vào khoảng thời gian từ năm 1848 đến năm 1860; 9 bức tranh tường tuyệt đẹp phác họa khung cảnh làng quê bình dị bên dòng sông.

Bên cạnh đó, nhà cổ của ông Lê Quang Xoát (ấp An Thạnh, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) được xây dựng đầu thế kỷ XVIII, có diện tích hơn 700 m2, theo kiến trúc cổ. Đây là ngôi nhà có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, kiểu nhà rường của Huế nhưng mang đậm sắc thái Nam Bộ. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường xiên trính, 3 gian 2 chái đôi toàn bằng gỗ quý, mái ngói âm dương trên diện tích khuôn viên vườn cây ăn trái 9.215 m2. Trải qua 6 đời, tuy có một số lần sửa chữa, tu bổ, nhìn bên ngoài như mang dáng dấp của kiến trúc phương Tây, nhưng bên trong ngôi nhà vẫn giữ được nét đặc trưng ban đầu theo lối kiến trúc nhà ở dân gian Nam Bộ.

Đặc biệt, tại gian ngoài của ngôi nhà còn đặt 1 bộ ván ngựa đôi (2 miếng ghép lại) bằng đá cẩm thạch rất đặc biệt. Theo chủ nhà, bộ ván cẩm thạch này có tính năng đặc biệt là mát về mùa hè nhưng lại ấm về mùa đông. Nhiều dân chơi đồ cổ đã tìm đến và nài nỉ mua với giá rất cao nhưng gia đình không bán.

Với bề dày lịch sử và kiến trúc nghệ thuật trang trí độc đáo, cũng như một số ngôi nhà khác ở xã Đông Hòa Hiệp, nhà cổ của ông Lê Văn Xoát đã được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và ngành Văn hóa địa phương tư vấn phát triển du lịch cộng đồng, được công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2014…

Ngoài ra, còn phải kể đến ngôi nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ấp Phú Hòa) xây dựng vào năm 1838 trên diện tích 1.000 m², bao gồm 5 gian với kiến trúc kiểu chữ Đinh; trên các vì kèo, ô cửa… bằng gỗ có chạm khắc tinh xảo các hoa văn như: Tùng, cúc, trúc, mai… cùng nhiều họa tiết mang đặc trưng văn hóa Nam Bộ; trong nhà còn lưu giữ nhiều đồ cổ quý như: Bộ liễn đối khảm xà cừ, bộ bàn ghế với các hoa văn tinh tế, vật dụng bằng sứ; đặc biệt là 108 cây cột bằng gỗ căm xe quý hiếm, đã được các nhà khảo cổ Nhật Bản xếp vào loại “Cửu đại mỹ gia” (9 ngôi nhà đẹp nhất) ở Việt Nam. Nhà cổ ông Kiệt đã được tổ chức Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Trường Đại học kiến trúc Nữ chiêu hoàng (Nhật Bản) đầu tư kỹ thuật và tài chính để trùng tu vào năm 2002.

Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, giá trị nghệ thuật kiến trúc nhà ở độc đáo của cư dân cùng văn hóa làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp gắn liền với vườn cây ăn trái, sông nước hiền hòa đã được du khách trong, ngoài nước biết đến. Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang có dự án quy hoạch, đầu tư xã Đông Hòa Hiệp thuộc huyện Cái Bè trở thành làng cổ để thu hút du khách trong và ngoài nước, thực sự là hình mẫu lý tưởng trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước gắn với các nhà cổ của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Lê Văn Ý cho biết: Lễ hội Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp năm nay diễn ra từ ngày 26- 27/11 với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc nhằm kích cầu du lịch, góp phần quảng bá rộng rãi những giá trị văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp đang được lưu giữ, bảo tồn, tạo thêm điểm nhấn của du lịch sinh thái tại tỉnh Tiền Giang.

Theo TTXVN

Thú vị mô hình du lịch vui chơi kết hợp trải nghiệm

Những năm gần đây, hoạt động du lịch kết hợp trải nghiệm được nhiều trường học quan tâm. Đây vừa là dịp để học sinh, sinh viên được vui chơi giải trí và cũng là hoạt động ngoại khóa với những trải nghiệm...

Miễn phí tham quan Đại Nội Huế về đêm trong dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

Du khách sẽ đi vào cửa Hiển Nhơn để tham quan vườn Thiệu Phương và Phủ Nội vụ từ 18 giờ đến 21 giờ 30 phút hằng ngày, liên tục trong 6 đêm từ ngày 26.4-1.5.

Côn Đảo từ 'địa ngục trần gian' đến 'thiên đường du lịch'

Từ nơi từng được coi là “địa ngục trần gian," Côn Đảo đã vươn mình thành viên ngọc quý giữa Biển Đông - nơi lưu giữ ký ức đau thương nhưng đầy tự hào, hòa quyện giữa thiên nhiên và lịch sử hào hùng.

Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam năm 2025

Từ những con phố lung linh đèn lồng ở Hội An đến những bãi biển thanh bình tại Kiên Giang, các điểm đến này tiếp tục ghi dấu ấn nhờ bản sắc địa phương chân thật và chất lượng dịch vụ vượt mong đợi.

Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Ra mắt ấn phẩm tour, tuyến Bình Dương

Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh vừa ra mắt ấn phẩm tour, tuyến Bình Dương nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm một hành trình du lịch cho du khách khi đến với tỉnh Bình Dương.

Du lịch về nguồn: Nhắc nhở mỗi người thêm tự hào về truyền thống quê hương

Cùng với các loại hình du lịch khác, Bình Dương cũng là nơi có nhiều tiềm năng khai thác để phát triển loại hình du lịch về nguồn.

Huyện Dầu Tiếng: Nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch

Huyện Dầu Tiếng là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm nhờ sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, di tích lịch sử phong phú

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 "Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới"

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 không đơn thuần là sự kiện văn hóa du lịch thuần túy, mà còn là một hành trình đầy cảm xúc, một chuyến du hành ngược dòng lịch sử để chạm đến vẻ đẹp của kinh đô xưa.

Toàn tỉnh có 17 khách sạn được xếp hạng sao

trên địa bàn tỉnh hiện có 17 khách sạn xếp hạng sao với 1.497 phòng