Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 11:24:28
Hotline: 0274 383 347

Nặng tình với tre

0

Nhà thơ Nguyễn Duy từng viết:

 “Tre xanh, xanh tự bao giờ. 

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.

 Thân gầy guộc lá mong manh. 

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi!”. 

Những câu thơ mộc mạc, dung dị trong bài thơ Tre của nhà thơ Nguyễn Duy đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ học trò. Hơn thế nữa, hình ảnh lũy tre đầu làng gợi nhớ rất nhiều về quê hương. Tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có một nơi với bạt ngàn tre xanh mướt. Đó là khu bảo tồn tre Phú An.

Đam mê từ lũy tre làng

Nhắc tới làng Tre Phú An, người ta nhắc tới Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh. Người gần như dành cả cuộc đời dâng hiến tình yêu cho tre. Tốt nghiệp ngành sinh lý thực vật Đại học quốc gia Sài Gòn năm 1974, bà Hạnh lấy bằng tiến sĩ về khoa học môi trường tại Đại học Paris 12 (Pháp) năm 1994. Thế nhưng tình yêu của bà đã dành hết cho tre.



Hòa mình với thiên nhiên ở làng tre Phú An. Ảnh: Huỳnh Mỹ Thuận

Dự án xây dựng khu bảo tồn sinh thái tre được bắt đầu từ năm 1999 dựa trên công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh cùng với sự trợ giúp của UBND tỉnh Bình Dương, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Vườn thiên nhiên Pilat, vùng Rhone Alpes (Pháp). Quần thể làng tre Phú An gồm có bảo tàng thực vật và bảo tàng sinh thái tre – nơi lưu giữ và phát triển hơn 300 mẫu tre nứa, trong đó có hơn 90% là giống cây của Việt Nam.

Bà Hạnh đã dành cả cuộc đời của mình để đi sưu tầm những giống tre quý hiếm trong cả nước, khu vực Đông Nam Á…, lặn lội từ Bắc vào Nam, hễ nghe thông tin nơi đâu có giống tre mới phát hiện thì bà lại đem về vườn tre Phú An cho bằng được.

Tình yêu tre của bà ngày càng rộng lớn, làng tre  Phú An mỗi ngày càng thêm phần đặc sắc và phong phú. Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh say sưa kể cho chúng tôi nghe về giống Tre ở làng Gióng gắn với truyền thuyết Thánh Gióng lấy tre làm vũ khí đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Một bật mí rằng, bà rất thích thú khi sưu tầm được giống tre hình vuông, không mang dáng dấp hình ống nhưng bà cũng sợ nhiều người biết đến giống tre “độc lạ” này sẽ làm người ta hiếu kỳ… và sẽ không có lợi cho việc bảo tồn giống tre quý hiếm này.

Khi có cơn mưa giông làm hàng trăm cây tre ngã rạp, qua điện thoại cảm nhận được giọng TS Hạnh rất đau xót khi kể về thiệt hại do thiên tai gây ra. Và, tôi cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt của bà đã dành trọn vẹn cho tre...

Lời tre, lời triết lý nhân sinh

Làng tre Phú An không chỉ thu hút những người yêu khoa học đến tìm hiểu về nghiên cứu về hệ sinh thái tre xanh phong phú, đa dạng giống loài mà còn hấp dẫn được nhiều người yêu thiên nhiên, thích sự tĩnh lặng thanh bình. 

Bước vào khuôn viên làng tre, du khách như lạc bước vào thế giới miền quê yên ả với những làn gió nhè nhẹ thổi mang theo cả mùi hương dìu dịu của cây cỏ cùng những tiếng chim hót líu lo… tất cả hợp lại tạo nên một bức tranh dung dị, gần gũi, thân thương.

Làng tre còn là nơi trải nghiệm của nhiều bạn trẻ tìm hiểu văn hóa lũy tre làng, bên cạnh đó là những bài học lịch sử sâu sắc của dân tộc. Bà hay chọn làng tre là nơi để giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên cho các em học sinh nhỏ tuổi, hướng tới sự đa dạng sinh học, vì một màu xanh quê hương. Màu xanh của luỹ tre làng.

Có yêu, có mến tre tới tận xương thịt người ta mới ngộ cho mình những triết lý  sâu sắc. Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh tâm sự: Tre lấy rễ bám đất, mưa giông bão tố tre vẫn không gục ngã nhờ gốc rễ bền chặt. Tre chính là đại diện cho cốt cách, nhuệ khí dân tộc Việt qua mấy ngàn năm lịch sử. Bên cạnh đó tre còn mang nhiều triết lý nhân sinh. Ông bà ta thường nói: “Tre già măng mọc, Tre già đâu dễ uốn nắn…”.

Hãy về với làng tre Phú An, nơi đây có những mảng xanh của thiên nhiên, sự yên tĩnh, hoà mình với thiên nhiên. Lặng nghe tiếng chim hót véo von, tiếng gió đung đưa rì rào, bỏ hết những xô bồ của cuộc sống. Biết đâu, mỗi người sẽ “ngộ” ra chân lý cho chính mình từ đời tre và đời người!

Phùng Hiếu

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.