Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 13:59:13
Hotline: 0274 383 347

Tín hiệu vui từ những tác phẩm dự thi

0

 Sau gn 3 tháng phát động, Ban T chc cuc thi tác phm báo chí v ch đề Tôi yêu Bình Dương ln 2 năm 2023 đã tiếp nhn được hơn 1.300 tác phm d thi ca đông đảo tác gi thuc các tng lp nhân dân, cán b, đảng viên trong và ngoài tnh, bao gm các th loi bài viết cm nhn, video clip và Podcast. Các tc phẩm đều có sắc thái riêng, đong đầy cm xúc và truyn ti nhiu thông đip ý nghĩa v đất và người Bình Dương.

 Thêm yêu Bình Dương

Sau khi phát động, cuộc thi đã được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo tác giả ở nhiều lứa tuổi và ở nhiều địa phương. Tất cả đều tham gia với tinh thần đầy hào hứng và anh Trần Mạnh Cường, quê ở tỉnh Đồng Tháp cũng không ngoại lệ. Anh Cường đến Bình Dương từ năm 2013, đến nay vừa tròn 10 năm và luôn thấy hạnh phúc vì đã chọn đúng nơi lập thân, lập nghiệp. Với anh, người Bình Dương rất thân thiện, nghĩa tình, bạn bè đồng nghiệp luôn giúp đỡ nhau để công việc ngày càng phát triển hơn. Hạnh phúc lớn nhất của anh Cường là được làm rể Bình Dương, nên anh luôn xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Nói về cuộc thi, anh cho rằng đây là sân chơi dành cho tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm việc tại Bình Dương có cơ hội bày tỏ tình cảm với vùng đất nổi tiếng “lành từ đất cho đến người” này.

Với cô Nguyễn Thụy Mai Hân, giảng viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Thủ Dầu Một, nhờ công tác truyền thông của Báo Bình Dương rất đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội nên người dân dễ tiếp cận và dễ chia sẻ thông tin với bạn bè khắp nơi. Cuộc thi đã khơi gợi trong cô giáo trẻ này những nỗi nhớ rất giản đơn, gắn liền với những địa danh đong đầy kỷ niệm, đong đầy ký ức tuổi thơ. Và cô đã truyền tải nỗi nhớ quê hương khi sắp rời xa đất mẹ đi du học qua tác phẩm dự thi của mình với hy vọng chương trình sẽ ngày càng hay hơn, lan tỏa rộng hơn để có nhiều người thêm yêu, thêm quý Bình Dương.

Nhiu đim mn tưng

Đồng hành với cuộc thi trong gần 3 tháng qua, nhiều độc giả gần xa đã bày tỏ mong muốn cuộc thi tiếp tục kéo dài thời gian tiếp nhận tác phẩm hoặc sẽ tổ chức thêm lần nữa để có cơ hội tham gia, góp thêm nhiều sản phẩm ấn tượng và độc đáo hơn.

Theo bà Bùi Thị Hường, Phó trưởng phòng tuyển sinh, phụ trách Ban Văn hóa - Truyền thông trường Đại học Bình Dương, sau khi nhận được thông báo về thể lệ cuộc thi, trường đã triển khai đến các giảng viên và sinh viên toàn trường thông qua các kênh Zalo nội bộ, Fanpage của trường và triển khai trong các cuộc họp giao ban. Tất cả đều rất yêu thích chương trình “Tôi yêu Bình Dương” và mong muốn được chia sẻ những cảm nhận của mình. Nhưng do thời điểm này, thầy và trò của trường đều bận rộn với việc dạy và học nên số lượng tham gia chưa nhiều. Bà Hường hy vọng trong lần tổ chức tiếp theo, thời gian tiếp nhận bài dự thi sẽ dài hơn để trường có thể tham gia với số lượng và chất lượng tốt hơn.

Theo Ban Tổ chức cuộc thi, điểm mới trong cuộc thi năm nay là đa số tác phẩm dự thi đều gửi qua môi trường số. Ban Tổ chức cũng đã phân công bộ phận tiếp nhận tác phẩm gửi qua đường bưu điện và tiếp đón các tác giả trực tiếp đến tại báo để nộp tác phẩm kể cả thứ 7, chủ nhật. Để phục vụ công tác chấm giải, bộ phận kỹ thuật đã số hóa các tác phẩm. Đối với những file dung lượng lớn, bên cạnh nhận theo cách truyền thống, Ban Tổ chức còn nhận bằng đường link của tác giả để khỏi phải đi đến tòa soạn hoặc mất thời gian gửi bằng đường bưu điện...

Tại vòng sơ khảo và chung khảo, các tác phẩm đều được chuyển tải lên hệ thống mạng thông qua các phần mềm để Ban giám khảo thuận tiện, chủ động thời gian đọc bài, thẩm định và chấm giải (tất cả bài viết, video clip và Podcast). Ngoài các cuộc họp chấm giải trực tiếp, Ban giám khảo còn tổ chức họp trực tuyến để trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan cần thiết trong quá trình chấm bài. Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn các tác giả đã nhiệt tình tham gia cuộc thi, cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc gần xa. Báo Bình Dương mong muốn đón nhận sự góp ý để những cuộc thi lần sau sẽ hoàn thiện, chất lượng và lan tỏa hơn.

THỤC VĂN

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.