Hotline: 0274 383 347
Thứ ba, 13-5-25 16:22:43
Hotline: 0274 383 347

Trải nghiệm phương tiện giao thông vang bóng một thời

0

Trong nhịp sống sôi động của chợ Thủ Dầu Một xưa, có một loại phương tiện ra vào “dọc ngang” được mô tả sinh động trong bài “Vè 47 chợ”: “…Thiên hạ thất kinh/ Là chợ Hớn Quản/ Khô như bánh tráng/ Là chợ Phan Rang/ Xe thổ mộ dọc ngang/ Là chợ Thủ Dầu Một/ Khỏi lo ngập lụt/ Là chợ Bưng Cầu…”. Ngày nay, tuy xe thổ mộ (xe ngựa) không còn dọc ngang trên các con phố hay đường quê nữa, nhưng những ký ức về thanh âm lộc cộc, rộn rã reo vui vẫn luôn hiện hữu đầy tự hào trong mỗi người Bình Dương.


Xe thổ mộ gợi nhớ về những ký ức đẹp đậm tình quê. Ảnh: VŨ NGỌC THUẤN

Xe thổ mộ đã từng có một thời “oanh liệt” khi không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế mà còn để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa truyền thống ở địa phương qua nhiều thập niên. Cụ thể, trong các câu chuyện kể của các vị cao niên đất Thủ, xe thổ mộ là loại xe vang bóng một thời, gắn liền với những ký ức đẹp về một thời hưng thịnh của Thủ Dầu Một xưa.

Do chợ Thủ Dầu Một là ngôi chợ trung tâm của tỉnh lỵ, chợ đầu mối đưa nhận khách và hàng hóa đi về giữa Thủ Dầu Một và Sài Gòn - Gia Định hoặc giao nối đi về các thị trấn, làng xã trong tỉnh nên xe ngựa ra vào “dọc ngang” rất nhộn nhịp. Với lợi thế là rẻ tiền, gọn nhẹ, đi lại được nhiều nơi có địa hình phức tạp, xe ngựa là sự lựa chọn của số đông người lao động thời bấy giờ. Thời ấy, Bình Dương có rất nhiều xe ngựa, riêng tại chợ Thủ có 3 bến xe thổ mộ với gần 50 chiếc. Vì thế, các nghề dịch vụ ăn theo xe ngựa cũng phát triển theo, như: Tắm ngựa, cắt tóc ngựa, làm móng ngựa cầu Bến Cỏ (chuyên bán cỏ nuôi ngựa)…

Có rất nhiều lý giải về tên gọi xe thổ mộ, nhưng những lý giải đó đã khẳng định đất Thủ Dầu Một có nhiều mối quan hệ trong việc hình thành, sáng tạo cũng như sử dụng rộng rãi và lâu dài loại xe thổ mộ. Hiện nay, nghề xe thổ mộ không còn hoạt động nữa, nhưng Bình Dương vẫn còn là nơi hiếm hoi ở miền Đông Nam bộ còn phục chế được nhiều kiểu xe ngựa trước đây để phục vụ cho nhu cầu của một số cơ sở, trung tâm điện ảnh, du lịch ở phía Nam.

Để có những trải nghiệm cùng xe thổ mộ, lắng nghe câu chuyện về sự thăng trầm của nghề làm xe ngựa, cũng như xe thổ mộ xuất hiện ở Bình Dương khi nào?… Mời quý độc giả đón xem tập tiếp theo của chương trình “Tôi yêu Bình Dương”. Chương trình do Báo Bình Dương thực hiện, phát vào lúc 6 giờ chủ nhật (ngày 18-6) tại địa chỉ www.baobinhduong.vn.

THỤC VĂN

Chiến khu Đ, Chiến khu Vĩnh Lợi - Hào khí miền Đông, vang mãi sử vàng

Giữa vùng đất đỏ miền Đông gian lao mà anh dũng, có hai địa danh không chỉ mang dấu ấn lịch sử mà còn khắc sâu trong tâm khảm bao thế hệ, đó là Chiến khu Đ và Chiến khu Vĩnh Lợi.

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.