Hotline: 0274 383 347
Thứ bảy, 26-4-25 17:10:23
Hotline: 0274 383 347

Về Bình Nhâm thăm lại dấu xưa oai hùng

0

Về phường Bình Nhâm (TP.Thuận An) nhân dịp cả nước kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2023), chúng tôi có dịp nghe và thấm thía sâu hơn câu chuyện về nơi thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dương. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, đền Bình Nhâm không chỉ là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân phường Bình Nhâm nói riêng, vùng đất Thuận An, Bình Dương nói chung, mà còn là địa chỉ về nguồn nhiều ý nghĩa, góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.


Lễ “Thắp nến tri ân” các anh hùng liệt sĩ tại đền Bình Nhâm

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Bình Nhâm còn là nơi lưu lại nhiều dấu ấn lịch sử, là nơi thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dương. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Nhâm ngày càng phát triển mạnh, lan tỏa ra cả vùng Lái Thiêu và tỉnh Thủ Dầu Một lúc bấy giờ, góp phần tích cực tạo nên thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại.

Để tri ân những người đã hy sinh xương máu, công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, năm 2002, công trình đền Bình Nhâm được khởi công xây dựng và khánh thành vào năm 2003. Đây không chỉ là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Bình Nhâm nói riêng, vùng đất Thuận An, Bình Dương nói chung, mà còn là địa chỉ về nguồn nhiều ý nghĩa, góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Đền Bình Nhâm tọa lạc trên khuôn viên cao ráo, thoáng mát, mặt nhìn ra đường ĐT745, cạnh trụ sở HĐND, UBND phường Bình Nhâm. Đền xây dựng kiên cố với cột kèo bằng xi măng giả gỗ, mái cong vút lên theo kiểu kiến trúc đình chùa cổ Việt Nam. Khách đến thăm đền, từ xa đã nhìn rõ mồn một tấm biển “Đền Bình Nhâm” trên cổng tam quan, khánh thành ngày 11-2-2003.

Ở gian giữa, trên cao là cờ Đảng, cờ nước đỏ thắm. Trên bàn thờ bằng xi măng lớn đặt tượng Bác Hồ bán thân mạ vàng óng ánh, phía trước có lư hương và cặp đèn đồng sáng bóng. Hai bên bàn thờ có đôi liễn với dòng chữ vàng “Tiền hiền khai khẩn” “Hậu hiền khai cơ” nổi bật trên nền sơn mài đỏ chói. Hai bên bàn thờ dựng hai tấm bia lớn ghi danh sách 291 bà mẹ Việt Nam anh hùng và liệt sĩ các thời kỳ đã ghi nhận những hy sinh, cống hiến của những người con ưu tú vùng đất Bình Nhâm anh hùng trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Phía trước mặt là bảng danh sách 6 đảng viên tiền bối của Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một- Bình Dương. Giờ đây, tên của 6 đảng viên đầu tiên này đã được đặt thành tên đường ở Bình Dương như: Trương Văn Phèn (Ba Phèn), Bí thư Chi bộ; Nguyễn Văn Tiết (Sáu Tiết); Nguyễn Văn Lộng (tự Chùa); Đinh Văn Sáng (Tám Sáng); Nguyễn Văn Nâu (Sáu Nâu) và Hồ Văn Cống.

Giữa sân rộng dựng tấm bia lớn bằng xi măng đá rửa màu hồng ghi đậm truyền thống anh hùng từ thời mở đất (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) của 4 dòng họ Võ, Trần, Lê, Nguyễn cho đến cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh vừa qua do Nhà văn hóa Huỳnh Ngọc Trãng chấp bút. Năm 2013, đền Bình Nhâm vinh dự được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2023), mời quý độc giả cùng chương trình Tôi yêu Bình Dương đến thăm địa chỉ đỏ đền Bình Nhâm để trải nghiệm, nghe và cảm nhận niềm tự hào về nơi thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dương để càng thêm trân quý những cống hiến, hy sinh của những lớp người đi trước cho cuộc sống thanh bình ngày hôm nay. Chương trình do Báo Bình Dương thực hiện, sẽ phát vào lúc 6 giờ sáng chủ nhật (ngày 29-1) tại địa chỉ: www. baobinhduong.vn.

THỤC VĂN

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.