Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 16:41:45
Hotline: 0274 383 347

Về thăm địa chỉ đỏ - chợ Bưng Cầu

0

“...Thiên hạ thất kinh/ Là chợ Hớn Quản/ Khô như bánh tráng/ Là chợ Phan Rang/ Xe thổ mộ dọc ngang /Là chợ Thủ Dầu Một/ Khỏi lo ngập lụt/ Là chợ Bưng Cầu...”. Có dịp nghe lại bài “Vè 47 chợ”, cảm xúc ấn tượng với cách giới thiệu tên các chợ ở Việt Nam trong tôi vẫn vẹn nguyên như lần đầu được nghe. Theo đó, những ký ức tuổi thơ mỗi khi cô Bảy trong gia đình đi bán ở chợ Bưng Cầu mang đủ thứ bánh trái về cho tụi nhỏ lại ùa về.


Chợ Bưng Cầu vẫn còn bày bán nhiều loại bánh dân gian rất hấp dẫn

Thời còn trẻ, cô Bảy lam lũ bán mãng cầu ở chợ Bưng Cầu từ tờ mờ sáng đến trưa mới về. Hồi đó, thấy cô Bảy về là tụi nhỏ chúng tôi xúm lại để nhận quà. Khi thì bánh ít, khi thì chè trôi nước, khi thì mấy trái mãng cầu còn ế. Món nào cũng ngon và chứa đầy những tình cảm ngọt ngào của cô Bảy. Chia xong cho tụi nhỏ, cô Bảy lấy mớ rau ngồi lặt, rồi kể chuyện vui ở chợ. Có hôm, cô đọc bài “Vè 47 chợ”, vừa đọc vừa đố xem tụi nhỏ đoán được tên chợ gì. Nghe xong tên mấy cái chợ, chúng tôi phì cười như lượm được bí kiếp gì đó.

Theo lời cô Bảy kể, tọa lạc tại đường Quốc lộ 13, chợ Bưng Cầu không chỉ là nơi giao thương hàng hóa thuận lợi hồi xưa mà còn là một “địa chỉ đỏ” trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945. Tại đây, đêm 23-8-1945, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã họp mở rộng để kiểm điểm lực lượng, phân công cán bộ, lập ra Ủy ban Khởi nghĩa của tỉnh do đồng chí Văn Công Khai làm Trưởng ban; quyết định dời trụ sở chỉ huy về ngã ba Lò Chén để khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh lỵ.

Chợ Bưng Cầu từ xưa vốn nổi tiếng là nơi giao thương hàng hóa, nhất là các loại rau màu được trồng quanh vùng Tân An, Tương Bình Hiệp, Định Hòa... Hình ảnh chợ này đã đi vào thơ ca, vè dân gian. Và hiện nay, đây cũng là một chợ nông sản, có giá cả hàng hóa tương đối rẻ. Năm 2003, xã Hiệp An được thành lập trên cơ sở tách ra từ Tân An và Tương Bình Hiệp. Đến năm 2008, Hiệp An được nâng cấp lên thành phường. Nhắc đến phường Hiệp An, ngoài Khu du lịch Đại Nam, người ta còn nhớ đến những ruộng kiệu mùa tết, chợ Bưng Cầu… Những ngày giáp tết, khi đi ngang chợ Bưng Cầu, mùi thơm nồng của kiệu, cùng màu sắc rực rỡ của hoa tết càng khiến lòng người nôn nao, mong chờ một năm mới bắt đầu.

Ngày nay, chợ Bưng Cầu có còn lưu giữ những giá trị văn hóa như ở các ngôi chợ truyền thống hay không, những sản vật địa phương được bày bán như thế nào, câu chuyện của các tiểu thương nơi đây có gì đặc biệt…, mời quý độc giả đón xem tập tiếp theo của chương trình “Tôi yêu Bình Dương”. Chương trình do Báo Bình Dương thực hiện, phát vào lúc 6 giờ sáng chủ nhật (ngày 17-12-2023) tại địa chỉ: www. baobinhduong.vn.

THỤC VĂN

Chiến khu Thuận An Hòa: Dấu ấn bất khuất giữa lòng đô thị

Giữa nhịp sống hiện đại, sôi động của TP.Thuận An, vẫn tồn tại một địa chỉ đỏ thiêng liêng - nơi thời gian như lắng lại trong từng tấc đất

“Mâm cơm nghĩa tình”: Tấm lòng tri ân và gắn kết cộng đồng

Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được chính quyền và các tầng lớp nhân dân quan tâm với nhiều cách làm hay.

Trải nghiệm du lịch hồ Dầu Tiếng

Đến Dầu Tiếng tham quan, trải nghiệm, có một nơi không thể bỏ qua, đó là hồ Dầu Tiếng. Đây là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Việt Nam.

Khám phá núi Cậu - Dầu Tiếng

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Dầu Tiếng được xem là một trong những địa phương trong tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Hành trình của những “dấu chân xanh”

“Có một cây là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh/ Rừng giữ đất quê hương…”. Lời hát trong nhạc phẩm “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Người “trồng cây đức”…

“Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”. Có người ví von rằng câu ca dao này như ứng vào hành trình sống của cô Thân Thị Diệp Nga, một Nhà giáo Ưu tú, lương y tận tâm và Chi hội trưởng...

Nữ chủ cơ sở gốm và tiệm mì 1K

“Không ai đánh thuế nụ cười. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Bếp ăn từ thiện Thiện Hòa - Nơi trao gửi yêu thương

“Bếp ăn tình thương” là mô hình từ thiện được nhiều tổ chức, gia đình có tấm lòng nhân ái trong tỉnh tổ chức thực hiện thời gian qua là một trong những cách làm ý nghĩa...

Nét đẹp từ sự hòa quyện giữa âm nhạc và võ thuật

Võ nhạc, sự kết hợp giữa âm nhạc và võ thuật, đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn, tôn vinh giá trị văn hóa võ thuật.

Khám phá nét độc đáo nghệ thuật lân sư rồng

Vào mỗi dịp tết đến, không khí lễ hội ở Bình Dương lại trở nên rộn ràng với tiếng trống lân. Đặc biệt, Lễ rước kiệu Bà là dịp để những đoàn lân sư rồng tụ hội, tạo nên một không gian lễ hội đầy sắc màu.