
Có một nơi nghẹn ngào nhớ thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Băng qua những con đường mưa nặng hạt, chúng tôi về Uyên Hưng, Tân Uyên vào chiều muộn và buồn cùng nỗi buồn tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tập thể cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) HTX mây tre lá Ba Nhất. Ít ai biết được rằng, nơi đây mặc dù đại tướng chưa một lần ghé thăm, nhưng hình bóng và tình thương bao dung của ông đã lan tỏa khắp các phân xưởng chiếu cói, lục bình, mây tre… Chuyện xuất phát từ một cuộc điện thoại bất ngờ của Đại tướng đến với HTX và yêu thương bện chặt yêu thương từ ấy đến nay và còn mãi tiếp nối…! Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) cùng vợ chồng bà Nguyễn Thị Cúc tại tư gia 30 Hoàng Diệu, Hà Nội năm 2005
Vén màn bí ẩn ngày 10-10 lịch sử trên địa đạo tam giác sắt
Bị thương cụt mất một tay nhưng ông Tư Mỏi không nản lòng nhụt chí, vẫn tiếp tục cầm súng ra chiến trường, nhiều lần mặt đối mặt với kẻ thù. Nhưng đến bây giờ ông chỉ là một “anh hùng không danh hiệu”!
Vén màn bí ẩn ngày 10-10 lịch sử trên địa đạo tam giác sắt
LTS: Trong kháng chiến chống Mỹ, khi đội quân viễn chinh hùng mạnh nhất thế giới đặt chân đến Việt Nam, trực tiếp tham chiến trên chiến trường và chuốc lấy những thất bại nhục nhã. Cùng với những chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường, Bình Giã, quân và dân Bình Dương đã góp một chiến thắng cũng hiển hách không kém. Đó là chiến thắng An Điền, hay còn gọi là trận đánh ngày 10-10-1965. Chỉ với một tổ du kích gồm 4 người do ông Nguyễn Văn Mỏi (Tư Mỏi) chỉ huy đã tiêu diệt và làm bị thương 150 tên Mỹ tại địa bàn xã An Điền, huyện Bến Cát.
Nghệ sĩ miệt vườn “say” đề tài nông thôn mới
Đề tài xây dựng nông thôn mới (NTM) tưởng chừng là rất khô khan đã được anh chuyển tải một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng trong những bài ca, tiểu phẩm của mình để đi sâu hơn vào lòng người. Người mà chúng tôi đang nói đến là anh Trần Minh Hải, cán bộ phụ trách giao thông, nông nghiệp, thủy lợi xã Tân Lập, huyện Tân Uyên.
Chạnh lòng với ấp “đèn dầu”!
Những đứa con của chị Đặng Thị Lâm Tuyền phải học bài dưới đèn dầu
Khổ vì nhà không số!
Số nhà gắn liền với địa chỉ của một ngôi nhà, trụ sở doanh nghiệp, để tiện liên lạc thư từ, là cơ sở để cơ quan chức năng quản lý địa bàn tốt hơn… Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều nơi người dân không có số nhà hoặc có nhưng số nhà lung tung, lẫn lộn làm đau đầu cơ quan quản lý, gây bực mình đối với người dân và doanh nghiệp!
Nên cơ nghiệp từ cây lúa, con trâu!
Gần 30 năm trước, rời bỏ chốn sầm uất nơi phố chợ với hai bàn tay trắng sau khi vỡ hụi, vợ chồng ông Hà Văn Luông (54 tuổi) và bà Lê Thị Tuyết Hoa (53 tuổi) đã ra bờ bao đê sông Thị Tính (thuộc khu vực ấp Phú Thứ, xã Phú An, Bến Cát) để trồng lúa ven sông. Từ cây lúa ông bà cố gắng tích góp rồi mua thêm đất, kết hợp nuôi cá, heo, vịt, trâu… và giờ gia đình ông đã trở thành một trong những hộ có điều kiện kinh tế khá giả tại địa phương. Ông Luông bên lứa vịt mới
“Khách sạn” của người cơ nhỡ...
Ban đầu, những căn phòng đầy đủ tiện nghi đó dùng làm khách sạn, nhà nghỉ. Sau đó được chuyển mục đích thành Trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH) Ngọc Quý. Bãi đất trống cạnh bên xây một tịnh xá để làm chỗ tu tập. Từ đó, khách sạn “biến” thành nơi sinh sống của những phận đời lang thang, cơ nhỡ… Ông Sức, người hiến tặng khách sạn và thường xuyên đến thăm TTBTXH Ngọc Quý
Nghề “thổi hồn” cho đá
Tượng sư tử hiện được các chủ công ty, doanh nghiệp ưa chuộng. Trong ảnh: Thợ tạc tượng sư tử tại cơ sở điêu khắc đá Sơn Lâm
Nguyễn Vũ Thùy Linh: Số phận đau thương và hành trình đi tìm con chữ
Khuyết tật, mồ côi mẹ, cha bỏ đi không một lần quay lại nhưng Nguyễn Vũ Thùy Linh (11 tuổi) đã vượt qua nỗi đau, sự mặc cảm của bản thân để đến lớp học trên đôi nạng trong sự yêu thương của các cô, các chú, các anh chị trong lớp học tình thương tại miếu ấp Thượng, phường Bình Thung (TX.Dĩ An) để tìm con chữ.
Phương châm “ba làm” theo gương Bác
Với phương châm “ba làm”: làm từ việc nhỏ đến việc lớn, làm từ cán bộ đến hội viên, làm từ hội viên ra nhân dân bằng những phong trào bền vững, đã đưa tấm gương đạo đức của Bác đến từng khu phố, từng hộ gia đình ở thị trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo)…
Đổi đời nhờ… vỏ xe cũ!
Nhờ sự chăm chỉ, cần cù, anh Nguyễn Văn Trụ ngụ KP.Quyết Thắng, P.Bình Thắng, TX.Dĩ An đã vươn lên từ việc thu gom những thứ tưởng chừng bỏ đi trong cuộc sống. Việc kinh doanh vỏ xe cũ đã giúp anh có thu nhập cao và tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho hàng chục nhân công tại cơ sở.
Đội xe máy cứu thương: 10 năm một tấm lòng nghĩa hiệp
“A lô, a lô… có tai nạn giao thông ở…”. “Được được, chúng tôi đến hỗ trợ ngay”… Đó là hình ảnh thường thấy của các thành viên thuộc Đội xe máy cứu thương (XMCT) TX.Dĩ An. Sau 10 năm thành lập, đã có trên 2.000 người thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ được sơ cứu chuyển viện kịp thời và hàng trăm vụ được sơ cứu, băng bó tại chỗ.