Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 10:26:20

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: "2 vạch" nhưng có triệu chứng lạ, đừng quên bệnh khác

0

Omicron gây ra những triệu chứng giống bệnh cảm thông thường, nhất là ở người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, song cũng có khả năng khi đang mắc Covid-19 thì bệnh nền "trỗi dậy" hoặc vô tình mắc thêm một bệnh khác cùng lúc.

Hiện nay, những bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ nhưng phải nhập viện vì bệnh nền chiếm tỉ lệ lớn. Vì vậy, kiểm soát tốt bệnh nền trong làn sóng Omicron này rất quan trọng để có thể vượt qua giai đoạn F0.

Lời khuyên dành cho người có bệnh nền, dù cao tuổi hay còn trẻ, là khi phát hiện mình mắc Covid-19 thì nên báo với y tế địa phương và bình tĩnh. Bởi lẽ, người bệnh nền hay không thì đến nay, hầu hết đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ mũi rồi.

Sau khi bác sĩ đánh giá sức khỏe, người bệnh nền thường được cấp thuốc kháng virus Molnupiravir. Thuốc được cấp thì nên uống, không nên sợ ảnh hưởng đến bệnh nền. Thậm chí, người càng có bệnh nền càng nên uống thuốc này để giảm nguy cơ phải nhập viện.

Thường thì người uống Molnupiravir sẽ "bị hành" khoảng 3 liều đầu (1,5 ngày đầu) vì thuốc kháng virus là vậy, ai cũng gặp chứ không riêng gì người bệnh nền. Sau đó, khi cơ thể quen thuốc, dung nạp tốt là hết tình trạng này. "Bị hành" cũng chỉ là cảm giác đầy bụng, hơi biếng ăn.

Bệnh nhân phải duy trì nghiêm ngặt thuốc điều trị bệnh nền đang uống. Các thuốc này không ảnh hưởng xấu tới bệnh Covid-19, cũng không tương tác bất lợi với Molnupiravir. Ngược lại, ngưng thuốc thì mới dễ trở nặng cả bệnh nền lẫn Covid-19, mới dễ nhập viện.

Triệu chứng của người mắc Covid-19 biến chủng Omicron là những triệu chứng bệnh hô hấp thông thường, giống như cảm. Vì vậy, nếu thấy có triệu chứng gì khác lạ, nhất là giống với những lần trước bệnh nền "trỗi dậy", thì phải đi khám ngay, tuyệt đối không chờ hết Covid-19 mới đi khám bệnh nền.

Ngoài ra, việc "mắc cùng lúc 2 bệnh" còn có thể là vừa mắc Covid-19 vừa "xui xẻo" mắc thêm một bệnh nhiễm khác. Ví dụ, ở trẻ con đã có những trường hợp vừa mắc Covid-19 vừa bị sốt xuất huyết.

Sốt ở người mắc Omicron thường rất mau hết, trong khoảng 36 giờ đầu, dù có sốt cao. Nếu thấy sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì coi chừng bệnh khác. Những người đã hết sốt mấy ngày, khỏe rồi nhưng tự nhiên sốt cao trở lại thì cũng coi chừng. Nên đi khám bởi bệnh khác đó có khi mới là bệnh nguy hiểm, vì Omicron ở người đã chích ngừa vắc-xin Covid-19 rất nhẹ, ở trẻ con thì càng nhẹ dù chưa chích ngừa.

Tất nhiên, vừa mắc Covid-19 vừa mắc thêm bệnh khác hay bị bệnh nền "hành" thì sẽ mệt hơn. Vì vậy, ngoài vắc-xin ngừa Covid-19, một trong những điều quan trọng để giúp đi qua thời kỳ F0 nhẹ nhàng là kiểm soát tốt bệnh nền, tái khám đúng lịch.

Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần cho tiêm đủ các mũi vắc-xin cơ bản, thực hiện các biện pháp phòng sốt xuất huyết tại nhà. Mùa này, trẻ con cũng bắt đầu đối diện bệnh tay chân miệng. Bệnh này cũng phòng ngừa bằng cách rửa tay. Nếu phòng ngừa Covid-19 tốt thì cũng sẽ phòng ngừa luôn được bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Theo NLĐ

Từ khóa: Covid-19

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Đi máy bay, mang khẩu trang một chiều, có lây Covid-19?

Ông L.V.V (60 tuổi) chuẩn bị đưa vợ con đi du lịch nước ngoài. Ông đọc báo thấy một số hãng hàng không cho phép hành khách không mang khẩu trang vẫn được lên máy bay. Ông hoang mang sợ lây nhiễm Covid-19

Trẻ mới tiêm vắc-xin khác, khi nào tiêm vắc-xin Covid-19?

Nhiều phụ huynh thắc mắc sau tiêm vắc-xin Covid-19 bao lâu thì tiêm được các vắc-xin khác như cúm mùa, phế cầu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu, …hoặc ngược lại tiêm những vắc-xin này bao lâu thì tiêm được vắc-xin Covid-19.

Lưu ý khi trẻ 5-11 tuổi tiêm vắc xin Covid-19

Con tôi 8 tuổi, cháu chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 tại trường. Xin bác sĩ tư vấn những điều trước và sau khi tiêm? Phụ huynh cần làm gì để hỗ trợ, trấn an tâm lý, theo dõi và chăm sóc bé tại nhà như thế nào sau tiêm?

Bé trên 5 tuổi bị hen suyễn có tiêm vắc-xin Covid-19?

Chị Trần Khả N., có con 6 tuổi, thường hay lên cơn suyễn, cứ trở trời là cháu khò khè hoặc ăn phải đồ biển thì lên cơn suyễn phải đi khám bác sĩ điều trị mới hết cơn.

Nên chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi?

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức, Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế hướng dẫn những điều cha mẹ nên chuẩn bị để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: "2 vạch" nhưng có triệu chứng lạ, đừng quên bệnh khác

Omicron gây ra những triệu chứng giống bệnh cảm thông thường, nhất là ở người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, song cũng có khả năng khi đang mắc Covid-19 thì bệnh nền "trỗi dậy" hoặc vô tình mắc thêm một bệnh khác cùng lúc.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Phát ban sau mắc Covid-19, vì sao?

Đợt Omicron này, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con phát ban sau khi các triệu chứng khác đã khỏi, người lớn có đôi khi cũng thấy, nhưng đó là ban hồi phục.

Ho khan sau khỏi Covid-19 có cần đi khám?

Tôi khỏi Covid-19 nhưng ho khan kéo dài, uống siro ho và nước ấm không bớt. Đây có phải triệu chứng hậu Covid-19, làm sao để giảm và có cần đi khám? (Hà Anh, TP HCM)

Tái nhiễm Covid-19 khác tái dương tính như thế nào

Người khỏi Covid-19 một thời gian vẫn có thể nhiễm biến chủng khác, nguy hiểm không kém lần đầu, còn tái dương tính là do xác virus chưa kịp đào thải hết.

Bao lâu sau khi tiếp xúc với F0 thì test có kết quả chính xác?

Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau các kỳ nghỉ và học sinh đi học lại trong bối cảnh các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng.