Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 14:25:52

Nên chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi?

0

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức, Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế hướng dẫn những điều cha mẹ nên chuẩn bị để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Vaccine giúp bảo vệ trẻ và phòng ngừa lây nhiễm

Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer đã được WHO chính thức cấp phép tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Vaccine của Pfizer cũng được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng. Đến nay có hơn 60 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Ngày 1/3/2022, Bộ Y tế đã đánh giá vaccine Pfizer-BioNTech/Comirnaty COVID-19 là an toàn và đã phê duyệt tiêm chủng vaccine này nhằm ngăn ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo quyết định số 457/QĐ-BYT.


Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ

Việc tiêm vaccine không những giúp bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong gia đình...

Ở trẻ lứa tuổi 5-11 khi mắc COVID-19 thường ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, các di chứng hậu COVID-19, trong đó có hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn của trẻ, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc tiêm vaccine không những giúp bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong gia đình, nhất là gia đình có người thân thuộc nhóm nguy cơ cao. Đồng thời, tiêm vaccine cũng giúp trẻ có thể tự tin, thoải mái tham gia các hoạt động ngoài trời…

Ngoài ra, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng (như phản ứng dị ứng nghiêm trọng và viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim…) là rất hiếm.

Lợi ích của tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi đã được đánh giá là lớn hơn nguy cơ. Do đó, khuyến cáo trẻ em từ 5 tuổi trở lên nên tiêm chủng. 

Việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày.

Tầm soát trước khi tiêm

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:

- Trẻ có bị dị ứng không?

- Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?

- Trẻ bị sốt?

- Trẻ có bị rối loạn đông máu?

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?

- Trẻ đã được tiêm vaccine khác?

- Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ các thông tin nếu trẻ có một hoặc nhiều tình trạng sức khỏe trên. Điều này giúp bác sĩ có thông tin để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm phòng.

Trước khi tiêm, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi, cha mẹ nên:

- Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19.

- Nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày tiêm.

- Cho trẻ ăn nhẹ trước tiêm, không để trẻ bị đói khi đi tiêm.

- Có thể cho trẻ ăn hoa quả, uống đủ nước (sữa hoặc nước trái cây, nước dừa…).

- Có thể cho trẻ uống vitamin C trước tiêm.

- Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát.

- Không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác. Nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.

- Không nên dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.

- Ghi nhớ các loại thuốc trẻ đang dùng.

- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm.

- Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm theo quy định.

- Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng lịch đã được đăng ký.

- Thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đầy đủ các quy định tại điểm tiêm./.

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức - Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Theo VOV

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Đi máy bay, mang khẩu trang một chiều, có lây Covid-19?

Ông L.V.V (60 tuổi) chuẩn bị đưa vợ con đi du lịch nước ngoài. Ông đọc báo thấy một số hãng hàng không cho phép hành khách không mang khẩu trang vẫn được lên máy bay. Ông hoang mang sợ lây nhiễm Covid-19

Trẻ mới tiêm vắc-xin khác, khi nào tiêm vắc-xin Covid-19?

Nhiều phụ huynh thắc mắc sau tiêm vắc-xin Covid-19 bao lâu thì tiêm được các vắc-xin khác như cúm mùa, phế cầu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu, …hoặc ngược lại tiêm những vắc-xin này bao lâu thì tiêm được vắc-xin Covid-19.

Lưu ý khi trẻ 5-11 tuổi tiêm vắc xin Covid-19

Con tôi 8 tuổi, cháu chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 tại trường. Xin bác sĩ tư vấn những điều trước và sau khi tiêm? Phụ huynh cần làm gì để hỗ trợ, trấn an tâm lý, theo dõi và chăm sóc bé tại nhà như thế nào sau tiêm?

Bé trên 5 tuổi bị hen suyễn có tiêm vắc-xin Covid-19?

Chị Trần Khả N., có con 6 tuổi, thường hay lên cơn suyễn, cứ trở trời là cháu khò khè hoặc ăn phải đồ biển thì lên cơn suyễn phải đi khám bác sĩ điều trị mới hết cơn.

Nên chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi?

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức, Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế hướng dẫn những điều cha mẹ nên chuẩn bị để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: "2 vạch" nhưng có triệu chứng lạ, đừng quên bệnh khác

Omicron gây ra những triệu chứng giống bệnh cảm thông thường, nhất là ở người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, song cũng có khả năng khi đang mắc Covid-19 thì bệnh nền "trỗi dậy" hoặc vô tình mắc thêm một bệnh khác cùng lúc.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Phát ban sau mắc Covid-19, vì sao?

Đợt Omicron này, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con phát ban sau khi các triệu chứng khác đã khỏi, người lớn có đôi khi cũng thấy, nhưng đó là ban hồi phục.

Ho khan sau khỏi Covid-19 có cần đi khám?

Tôi khỏi Covid-19 nhưng ho khan kéo dài, uống siro ho và nước ấm không bớt. Đây có phải triệu chứng hậu Covid-19, làm sao để giảm và có cần đi khám? (Hà Anh, TP HCM)

Tái nhiễm Covid-19 khác tái dương tính như thế nào

Người khỏi Covid-19 một thời gian vẫn có thể nhiễm biến chủng khác, nguy hiểm không kém lần đầu, còn tái dương tính là do xác virus chưa kịp đào thải hết.

Bao lâu sau khi tiếp xúc với F0 thì test có kết quả chính xác?

Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau các kỳ nghỉ và học sinh đi học lại trong bối cảnh các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng.