Hotline: 0274 383 347
Thứ sáu, 25-4-25 12:59:56

Bé trên 5 tuổi bị hen suyễn có tiêm vắc-xin Covid-19?

0

Trước thông tin Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch tiêm ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi, chị N. sợ bé gặp rủi ro, nên hỏi bác sĩ cháu chích ngừa Covid-19 được không?

Tất cả trẻ em mắc các bệnh tiềm ẩn như hen suyễn nên được chủng ngừa Covid-19, vắc-xin cúm và tất cả các loại vắc-xin thông thường khác, miễn là các bé không có phản ứng dị ứng tức thì hoặc nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.

Về chuyên môn, các phản ứng dị ứng với vắc xin nói chung và vắc-xin phòng Covid-19 nói riêng thường không phải do thành phần chính có hoạt tính kích thích miễn dịch gây ra, mà là do các chất phụ gia, tá dược, chất bảo quản hoặc các thành phần kháng sinh và protein tồn dư trong quá trình sản xuất vắc-xin. Riêng với vắc-xin phòng Covid-19, tác nhân chính gây ra phản ứng phản vệ được cho là các chất phụ gia thuộc nhóm polyethylene glycols (PEG) như PEG2000 hoặc polysorbate 80. Đây đều là những chất phụ gia đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc, mỹ phẩm và các đồ gia dụng khác nhau với nguy cơ gây dị ứng khá thấp. Thuốc có chứa PEG bao gồm một số loại viên nén, thuốc nhuận tràng, thuốc tiêm vào mô chứa steroid và một số sản phẩm nội soi đại tràng. Vắc-xin mRNA Pfizer BioNTech, vắc-xin Covid-19 duy nhất được phê duyệt sử dụng khẩn cấp dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, có chứa PEG. Nếu các bé từng bị dị ứng với các thuốc trên thì phải cẩn trọng và báo với bác sĩ sàng lọc trước khi chích ngừa cho bé.

Trong một nghiên cứu khoa học đăng trên tờ báo sức khỏe uy tín The Lancet, thấy rằng trẻ em từ 5-17 tuổi mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém có nguy cơ nhập viện Covid-19 tăng lên rõ rệt gấp 3-6 lần so với những trẻ không bị hen suyễn. Có 9.124 trẻ em trong độ tuổi đi học ở Scotland và 109.488 trẻ em ở Anh mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém nên được coi là đối tượng ưu tiên tiêm chủng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho biết bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn từ trung bình đến nặng có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn, có thể có nguy cơ nhập viện cao gấp 4 lần sau chẩn đoán Covid-19. Vì vậy các bé cần được chích ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt, vừa bảo vệ bé, vừa bảo vệ những người xung quanh khỏi sự lây lan trong cộng đồng.

Không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em mắc bệnh hen suyễn sẽ phản ứng xấu với thuốc chủng ngừa Covid-19. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau và sưng trên cánh tay nơi tiêm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu. Các tác dụng phụ nổi bật hơn sau liều thứ hai và sẽ giảm bớt trong vòng 24 giờ.

Lưu ý, trước và sau khi chích vắc-xin Covid-19, các bé vẫn được tiếp tục dùng thuốc kiểm soát cơn hen thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị bệnh hen suyễn hằng ngày. Không có bằng chứng cho thấy thuốc ngừa sẽ phản ứng với các loại thuốc thông thường mà các bé đang dùng.

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc

Theo NLĐ

Từ khóa: vắc-xin Covid-19

TIÊU ĐIỂM

XEM NHIỀU

Đi máy bay, mang khẩu trang một chiều, có lây Covid-19?

Ông L.V.V (60 tuổi) chuẩn bị đưa vợ con đi du lịch nước ngoài. Ông đọc báo thấy một số hãng hàng không cho phép hành khách không mang khẩu trang vẫn được lên máy bay. Ông hoang mang sợ lây nhiễm Covid-19

Trẻ mới tiêm vắc-xin khác, khi nào tiêm vắc-xin Covid-19?

Nhiều phụ huynh thắc mắc sau tiêm vắc-xin Covid-19 bao lâu thì tiêm được các vắc-xin khác như cúm mùa, phế cầu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu, …hoặc ngược lại tiêm những vắc-xin này bao lâu thì tiêm được vắc-xin Covid-19.

Lưu ý khi trẻ 5-11 tuổi tiêm vắc xin Covid-19

Con tôi 8 tuổi, cháu chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 tại trường. Xin bác sĩ tư vấn những điều trước và sau khi tiêm? Phụ huynh cần làm gì để hỗ trợ, trấn an tâm lý, theo dõi và chăm sóc bé tại nhà như thế nào sau tiêm?

Bé trên 5 tuổi bị hen suyễn có tiêm vắc-xin Covid-19?

Chị Trần Khả N., có con 6 tuổi, thường hay lên cơn suyễn, cứ trở trời là cháu khò khè hoặc ăn phải đồ biển thì lên cơn suyễn phải đi khám bác sĩ điều trị mới hết cơn.

Nên chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi?

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức, Bộ môn Nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế hướng dẫn những điều cha mẹ nên chuẩn bị để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: "2 vạch" nhưng có triệu chứng lạ, đừng quên bệnh khác

Omicron gây ra những triệu chứng giống bệnh cảm thông thường, nhất là ở người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, song cũng có khả năng khi đang mắc Covid-19 thì bệnh nền "trỗi dậy" hoặc vô tình mắc thêm một bệnh khác cùng lúc.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Phát ban sau mắc Covid-19, vì sao?

Đợt Omicron này, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con phát ban sau khi các triệu chứng khác đã khỏi, người lớn có đôi khi cũng thấy, nhưng đó là ban hồi phục.

Ho khan sau khỏi Covid-19 có cần đi khám?

Tôi khỏi Covid-19 nhưng ho khan kéo dài, uống siro ho và nước ấm không bớt. Đây có phải triệu chứng hậu Covid-19, làm sao để giảm và có cần đi khám? (Hà Anh, TP HCM)

Tái nhiễm Covid-19 khác tái dương tính như thế nào

Người khỏi Covid-19 một thời gian vẫn có thể nhiễm biến chủng khác, nguy hiểm không kém lần đầu, còn tái dương tính là do xác virus chưa kịp đào thải hết.

Bao lâu sau khi tiếp xúc với F0 thì test có kết quả chính xác?

Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau các kỳ nghỉ và học sinh đi học lại trong bối cảnh các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng.