Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 18-5-25 11:58:53

Facebook và Google khác nhau như thế nào!

0

"Sự khác biệt chính giữa hai công ty không phải là ADN của nhân viên mà là họ đang ở mốc nào trong thời điểm lịch sử của họ". Đó là chia sẻ của Lars Rasmussen, một cựu nhân viên đã từng làm việc cho cả Facebook và Google chia sẻ với trang BusinessInsider.

Lars Rasmussen là một cựu nhân viên của Google đã gia nhập Facebook từ năm tháng 12/2010. Kể từ đó trở đi, anh luôn được các đồng nghiệp mới, đồng nghiệp cũ cũng như một vài người quen hỏi về sự khác biệt giữa hai công ty công nghệ khổng lồ này.

Trong một cuộc phỏng vấn với BusinessInsider gần đây về dự án khởi nghiệp định dạng âm nhạc tương tác Weav đã khiến anh rời bỏ Facebook với cương vị là Giám đốc kỹ thuật để đi theo, Rasmussen đồng thời cũng có một chút chia sẻ về sự khác biệt giữa Facebook và Google.

Lars Rasmussen cùng người vợ Elomida
Lars Rasmussen cùng người vợ Elomida.

Rasmussen đã dành hơn 6 năm công tác tại Google sau khi hãng mua lại dịch vụ bản đồ của công ty khởi nghiệp Where2 Technologies vào năm 2004. Và rồi sau đó, anh có thêm gần 5 năm công tác tại Facebook tính tới thời điểm hiện tại.

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa hai công ty, Rasmussen có lời chia sẻ đầu tiên: "Điều lớn nhất khiến tôi ngỡ ngàng khi gia nhập vào Facebook đó là sự khác biệt quan trọng khi bạn so sánh giữa kỹ sư với các nhà thiết kế. Tại Google, các kỹ sư có sức ảnh hưởng lớn hơn so với các nhà thiết kế. Tại Facebook, điều đó lại hoàn toàn khác".

Google có truyền thống điều khiển dữ liệu rất đặc biệt trong mỗi quyết định của hãng. Đã từng có lần Google từng khoe khoang về bài thử nghiệm 42 sắc thái của màu xanh cho siêu liên kết của hãng. Thử nghiệm này không nhằm phân biệt màu nào đẹp nhất mà chỉ là để quan sát xem cái nào sẽ kích thích mọi người nhấn vào nhiều hơn. Mọi quyết định sẽ đều cần phải khởi động hệ thống dữ liệu để lưu trữ lại, trong khi mọi sự can thiệp liên quan sẽ đều bị gạt sang một bên.

Sự đối đầu giữa Google+ và Facebook

Facebook lại có điểm khác. Không phải hãng không từng khởi động các bài thử nghiệm để thu thập dữ liệu mà ở tại đây, các sản phẩm sau khi được sáng tạo ra sẽ tiếp tục được các nhà khoa học hỗ trợ phát triển tiếp. Facebook luôn cố gắng xây dựng lên mọi thứ một cách nhanh nhất và không cần thông qua nhiều quy trình cụ thể. Trong khi đó ở Google, các nghiên cứu quan trọng đều sẽ trở thành ngay các sản phẩm.

"Facebook sử dụng thuật ngữ 'hacker' để mô tả về nền văn hóa của họ. Thật thú vị, tôi nghĩ cả hai công ty đều đã cố gắng để đi theo hướng đi của các công ty khác", Rasmussen chia sẻ thêm.

Và sự thật đã chứng minh câu nói của Rasmussen là đúng. Sau khi Larry Page nhường lại vị trí CEO tại Google trong năm 2011, ông đã có một thông báo khiến nhiều nhân viên tại Google phải cảm thấy ngần ngại và lưỡng lự.

Page từng đưa ra ý tưởng về ưu tiên thiết kế chính của Google là tốc độ. Tuy nhiên, cũng có lần ông đã nói với nhân viên về việc Google nên bắt đầu tập trung hơn cho những trải nghiệm người dùng và hoàn thiện các sản phẩm trông đẹp hơn nữa.

Larry Page và Mark Zuckerberg

Trong khi đó ở Facebook, hãng đã từng đặt niềm tin và mọi nỗ lực vào trí thông minh nhân tạo bắt đầu từ tháng 12/2013. Thời điểm đó, Facebook đã thành lập lên hẳn một đội ngũ nghiên cứu và chỉ mở một phòng thí nghiệm ở Paris hồi đầu tháng Sáu vừa qua.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa Google và Facebook được Rasmussen chia sẻ không nằm ở các giá trị gắn với công ty.

Rasmussen cho biết: "Facebook mà tôi đã gia nhập vào 4 năm rưỡi trước giống với Google mà tôi gia nhập vào năm 2004 nhiều hơn là khi tôi rời khỏi vào năm 2010. Sư khác biệt chính giữa hai công ty không nằm ở ADN (của giới lãnh đạo hoặc nhân viên) mà là cả hai đang đứng ở mốc nào trong thời điểm lịch sử của họ".

Cả hai công ty đều được mô tả như là "một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất của thập kỷ này" nhưng mỗi công ty đều sở hữu riêng cho mình một thập kỷ của riêng mình. Nếu như Google thống trị thời điểm những năm 2000 thì tới năm 2010 đã bắt đầu là một thời kỳ thống trị mới của gã khổng lồ mạng xã hội Facebook.

Khi được nói về kinh doanh quảng cáo và công cụ tìm kiếm của Google, Rasmussen cho biết: "Google đang ở trong giai đoạn lịch sử của chính mình, thời điểm mà hãng đang tư bản hóa những sáng tạo làm thay đổi cuộc sống và thật sự tuyệt vời. Nhưng theo ý kiến của tôi và nói với tình cảm tốt đẹp nhất dành cho công ty - Google không còn là công ty thiết lập lên xu hướng như trước kia nữa. Họ chắc chắn đang cố gắng và tôi cổ vũ cho họ vì điều đó. Nhưng tôi nghĩ rằng, hiện tại là thời điểm dành cho xã hội và di động, và tôi nghĩ rằng Facebook và Apple đang là những người thiết lập nên xu hướng đó".

Không khó để nhận ra rằng, cả hai công ty là Facebook và Google đều có cho mình một sắc thái và văn hóa công ty khác nhau. Việc cảm nhận riêng về mỗi công ty cũng đều là những ý kiến chủ quan của một trong những nhân viên may mắn có cơ hội làm việc ở cả hai nơi. Tuy nhiên, qua những chia sẻ của Lars Rasmussen, chúng ta phần nào cũng hiểu được rõ hơn tiêu chí hướng tới và sứ mệnh của mỗi công ty trong giới công nghệ hiện nay.

Theo Genk

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.