Hotline: 0274 383 347
Chủ nhật, 18-5-25 19:52:51

Việt Nam bước đầu hình thành công nghiệp vi mạch

0

Công nghệ phần cứng của Việt Nam cho thấy tín hiệu tích cực từ những đầu tư ban đầu, với sự xuất hiện của sản phẩm vi mạch do chính trong nước phát triển và sản xuất.

Mới đây, trung tâm thí nghiệm thiết kế vi mạch và tích hợp hệ thống (BKIC) thuộc Viện điện tử - viễn thông đại học Bách Khoa Hà Nội đã công bố những sản phẩm vi mạch được thiết kế và chế tạo thành công. Trong đó gây chú ý là vi mạch ổn áp BKIC01.LDO03 được ứng dụng cho thiết bị di động, camera số, điều khiển đèn LED... và vi mạch chỉnh lưu BKIC02.AC-DC013 hiệu suất cao tích hợp cho mạch sạc không dây trên điện thoại di động. Bên cạnh đó, BKIC cũng cho biết đã chế tạo được các bộ vi mạch như RFID Tag hay NFC Tag và hiện đã được ứng dụng cho một số sản phẩm thương mại của Samsung.

V

Vi mạch ổn áp BKIC01.LDO03 do trung tâm thí nghiệm thiết kế vi mạch và tích hợp hệ thống (BKIC) thiết kế và sản xuất.

Trước đó cuối năm 2014, chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TP HCM sau 2 năm triển khai cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận khi thiết kế, sản xuất và thương mại hoá chip SG8V1. Sản phẩm đã được ứng dụng vào hơn 30 sản phẩm thương mại như thiết bị giám sát hành trình oto, xe máy, điện kế điện tử, modem thu thập dữ liệu DCM...

Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân từng chia sẻ, chip là một phân tử quan trọng trong nền kinh tế, biểu tượng của năng suất lao động cao nhất. Vi mạch cộng với phần mềm nhúng sẽ thành bộ “não” trong tất cả trang thiết bị hiện đại. Vì thế, việc xây dựng ngành công nghiệp vi mạch sẽ tạo động lực để công nghiệp hóa đất nước. Sự quan trọng của công nghiệp vi mạch thể hiện khi mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 tỷ con chip các loại. Còn tổng giá trị nhập khẩu cho các linh kiện bán dẫn mỗi năm rơi vào khoảng 2 tỷ USD. Vi mạch bán dẫn hiện đã được đưa vào danh mục các sản phẩm quốc gia. 

Thực tế, Việt Nam đang bước đầu hình thành ngành công nghiệp vi mạch khi vừa có những kết quả đáng kể từ việc sản xuất và thương mại hoá chip, cũng như việc đào tạo nhân lực, xây dựng nguồn nhân lực nghiên cứu, thiết kế hay hợp tác quốc tế trong việc chế tạo vi mạch.

Công nghiệp vi mạch Việt Nam vẫn còn những thách thức.

Công nghiệp vi mạch Việt Nam vẫn còn những thách thức.

Thành lập từ năm 2010, BKIC hiện đang thu hút 30 nhà khoa học, bao gồm 9 PGS cùng với hơn 100 sinh viên, 25 nghiên cứu sinh tham gia. Phòng thiết kế của họ hiện đã có đủ năng lực để tham gia hợp tác nghiên cứu hiệu quả với các Viện nghiên cứu trình độ quốc tế, các tập đoàn toàn cầu trong các dự án hợp tác quốc tế. Một số dự án đang được tiến hành như dự án thiết kế vi mạch cảm biến hình ảnh tiết kiệm năng lượng (hợp tác với Trung tâm phát triển cảm biến thông minh tích hợp - CISS, Viện KAIST, Hàn Quốc), dự án thiết kế mạch giao tiếp tầm gần (NFC tag) ứng dụng cho cảm biến thông minh (hợp tác với phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch NICE, Viện KAIST, Hàn Quốc), dự án thiết kế vi mạch ADC (hợp tác với Telecom-Paristech, Công ty NXP Pháp).

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Minh, trưởng phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch BKIC cho rằng vẫn còn không ít khó khăn đối với ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam. Các nhóm nghiên cứu mới và các nước đang phát triển khó tham gia vào chuỗi toàn cầu về nghiên cứu-thiết kế-sản xuất phát triển vi mạch ở trình độ cao này cũng như phát triển các sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vi mạch và nguồn nhân lực vi mạch của Việt Nam còn thiếu và yếu. Chuyên gia và kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực vi mạch còn rất ít. Điều đó gây khó khăn cho các công ty vi mạch nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam. Ngược lại, số lượng quá ít các công ty vi mạch làm giảm tính hấp dẫn sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo vi mạch. 

Phát biểu ở Hội thảo thiết kế vi mạch tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày 19/3, tiến sĩ Đỗ Văn Lộc, giám đốc cơ quan điều hành Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia nhận xét, dù bước đầu có những thành công với những sản phẩm tự sản xuất, nhưng công nghiệp vi mạch của Việt Nam còn rất nhiều thách thức, để có thể cạnh tranh với những quốc gia phát triển trên thế giới và thương mại hoá rộng rãi ở thị trường. Muốn đem đến lợi thế cho những sản phẩm vi mạch Việt, điều cần nhất chính là sự hỗ trợ từ chính những doanh nghiệp trong nước. Thay vì sử dụng vi mạch được nhập khẩu, họ có thể sử dụng các vi mạch Việt Nam, góp phần đầu tư cho sự phát triển, thiết kế từ các trung tâm, chương trình trong nước.

Theo VNE

XEM NHIỀU

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh công tác số hóa dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cắt giảm giấy tờ trong giải quyết thủ tục dịch vụ công về lĩnh vực cư trú.

Triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, chính quyền số

Sáng 18-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số, Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Bình Dương: Chỉ số chuyển đổi số xếp hạng 7/63, tăng 12 bậc

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chỉ số chuyển đổi số năm 2023 (Chỉ số DTI) của Bình Dương tăng 12 bậc so với năm 2022, lần đầu tiên vào Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chỉ số DTI.

Ngành thông tin và truyền thông: Hành trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số

Trong suốt 20 năm thành lập và phát triển, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi số.

Triển khai chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị

Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.Sáng 3-1, tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đã diễn ra Hội nghị triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ hơn 14.000 người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, ứng dụng số

Chiều 23-12, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch “Đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (ban chỉ đạo tỉnh) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024.

Chuyển đổi số: Hướng tới cộng đồng, đổi thay đời sống

Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số không còn là một khái niệm xa vời mà trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ hành chính công cho đến sản xuất, kinh doanh, giáo dục và y tế.

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng: Bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số

Trong 4 ngày (13, 14, 15 và 16-12), tại Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tỉnh Bình Dương năm 2024.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chú trọng xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh

Chiều 16-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo “An toàn thông tin tỉnh Bình Dương năm 2024”.