
“Đóng vai” ba mẹ trong mùa Vu lan...
Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi và người già cô đơn Bồ Đề (5/1 ấp Bình Phước B, Bình Chuẩn, TX.Thuận An) những ngày đầu tháng 7 âm lịch, mùa Vu lan luôn rộn tiếng cười đùa. Những đứa trẻ cười nắc nẻ trên lưng “ba” đang cúi khom làm ngựa cho “con” chơi. Nơi góc phòng có bé được “mẹ” chỉ cách vẽ con vịt, bông hoa, ông mặt trời...
Dân làng khốn khổ vì ô nhiễm!
Nhìn vào bảng thống kê danh sách bệnh nhân của xã An Điền, Bến Cát người ta không khỏi giật mình, hơn 90% số dân thuộc ấp Tân Lập đang mang trong mình những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp. Hỏi ra mới biết chứng bệnh này mới chỉ xuất hiện trong thời gian 5 năm trở lại đây. Theo lời của những người dân ở đây, nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do họ phải chung sống cùng khói bụi của các nhà máy lân cận trong một thời gian dài.
Xóm nhỏ Chiêu Liêu rộn tiếng cười
(BDO) Tin 2 em học trò nghèo vừa đậu điểm cao vào các trường đại học tốp đầu khiến xóm nhà không số ở khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An suốt mấy ngày qua rộn rả tiếng cười vui.
Đôi chân già... không mỏi
Nếu 36 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Quang Trên từng giẫm khắp các cánh rừng ở Phú Giáo, Bến Cát để truyền tin, hoạt động ngay trong lòng địch; thì khi tuổi đã xế chiều, vẫn đôi chân ấy ngày đêm len lỏi trên từng con hẻm, thuộc lòng từng số nhà để đến với nhiều mảnh đời bất hạnh. Đã nhiều năm nay, ông luôn dành cho họ một sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc. Không ít những người tha phương xem ông như người thân, người cha thứ hai của mình.
Ông bà giáo già “diệt giặc dốt”
Mặc dù đã bước qua cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng ông bà Tư Phê (Huỳnh Văn Phê, Huỳnh Thị Lan) vẫn ngày ngày đứng lớp dạy cho lũ trẻ nghèo “xóm 5 cái lò gạch”. Tiếng đánh vần ê, a của lũ trẻ vang khắp một vùng. Người qua đường lắm lúc băn khoăn chẳng hiểu tại sao giữa một đô thị giáo dục lại có một lớp học như vậy - lớp học tình thương Tân Lập (phường Đông Hòa, Dĩ An).
Người họa sĩ thương binh làng gốm
(BDO) Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương năm 2010 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam đã để lại niềm tự hào cùng những kỷ niệm đẹp trong lòng người dân đất Bình Dương. Riêng với anh họa sĩ thương binh Nguyễn Ngọc Chuẩn, khu phố 1, phường Phú Lợi, TX.TDM, festival gốm sứ còn đem đến cho anh niềm kiêu hãnh với bạn bè khắp nơi trong cả nước cùng bạn bè quốc tế bởi bên cạnh hàng ngàn, hàng vạn tác phẩm gốm sứ được trưng bày tại festival, có các sản phẩm độc đáo của làng gốm quê anh, được chính bàn tay còn lại sau cuộc chiến của anh góp phần làm nên.
Sinh nhai bằng nghề... đào đất!
“Đi đào đất với bọn anh không em?” - anh Tùng gõ cửa phòng trọ kêu thế. Tôi lồm cồm bò dậy từ lúc trời còn mờ sương. Lái xe máy chở anh ngồi phía sau vác cây xà beng dài thườn thượt rồi gác phía trước cái ki bự tổ chảng nhắm hướng khu K8, phường Hiệp Thành mà chạy. Tôi đi đào đất với nhóm thợ đào đất, những người quanh năm đào đất mà sống. Ăn cơm dương gian mà sống ở dưới... đất.
Những phận đời trôi nổi
Bến Bình Đông nằm trên kênh Tàu Hủ thuộc quận 6 và quận 8, TP.HCM, là nơi cư ngụ của những người sống trên ghe thuyền. Nơi đây, nhiều phận đời đang sống cảnh trôi nổi nghèo túng, không nhà cửa.
Côn Đảo hoang sơ và quyến rũ!
Chúng tôi vừa có chuyến tháp tùng cùng 15 CBVC thuộc Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ra thăm Côn Đảo. Sau 45 phút rời sân bay Tân Sơn Nhất, chuyến bay VN 8055K của Hãng Hàng không Vietnam Airlines đã đáp xuống sân bay Cỏ Ống, đưa chúng tôi đến với Côn Đảo - một địa danh lịch sử nổi tiếng, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.