
Gương và máu!
Những tấm gương sáng mà chúng ta mua về phản chiếu tất cả những gì có trước mặt chúng. Song, gương lại không bao giờ phản chiếu cho ta thấy những vết thương, những cái chết của người thợ làm nên chúng. Đôi khi gương giúp ta soi rọi, tô điểm dung nhan mình. Nhưng ta đâu hề biết, trước đó, bao người thợ, bao cô gái đã hy sinh dung nhan của họ để góp tay tạo ra những chiếc gương nguyên lành.Miếng kính sắc nhọn bay qua cắt lên khuôn mặt trăng rằm của Loan một đường oan nghiệt. Loan bỏ nghề. Rồi nhiều cô gái trẻ khác cũng bỏ theo. Rốt cuộc trong núi kính vỡ chỉ còn những người đã có chồng hoặc bà góa. Nghề đập kính là thứ nghề cay nghiệt, nguy hiểm nhưng lại ít được biết đến. Trên địa phận huyện Thuận An (Bình Dương) có những phận người hàng ngày mưu sinh trên những núi kính vỡ. Chỉ cần một thoáng bất cẩn là máu chảy.
Quý bà chơi đêm
Có đến thưởng thức tài nghệ của các quý bà bước sang tuổi trung niên, mới cảm nhận được đầy đủ về phong thái nữ doanh nhân khi chơi thể thaoSon phấn, nước hoa, đồ hiệu... những quý bà thời trang lấy đêm làm ngày ấy vào cuộc chơi không kém sành điệu: quần vợt! Những đường bóng mạnh mẽ, những pha lăn xả tấn công rồi phòng thủ đã không chỉ khiến các quý bà có thêm sức khỏe dẻo dai, mà còn giải tỏa tất cả những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Và nếu lần nào đó tình cờ mon men thử vào các sân chơi này mới cảm nhận được niềm hạnh phúc của những người được “sà” vào đam mê sau giờ làm việc. Họ thi đấu hào hứng - thậm chí rất “máu lửa”, họ bàn luận rôm rả, họ sảng khoái khi mồ hôi túa ra... đến độ son phấn nhạt nhòa (theo đúng nghĩa đen!).
Trần Ngọc Ngân: Giọng ca “nhí” say mê lòng người
Gần đây, trong các chương trình ca nhạc phát động làm từ thiện, hướng về cộng đồng diễn ra tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, có một giọng ca “nhí” làm say mê lòng người với chất giọng trong sáng, hướng thiện. Đó là bé Trần Ngọc Ngân, 4 tuổi, ngụ tại phường Phú Cường, TX.TDM, Bình Dương. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là bé hát cổ lẫn tân nhạc đều hay và chỉ hát những bài hát cổ động làm từ thiện và những bài hát gắn tuổi thơ của mình với mái chùa...
Cánh đồng “khát”
Trở lại cánh đồng, nơi một thời gắn bó với cuộc đời người nông dân xóm Bưng lam lũ, chưa đầy 10 năm mà sắc xanh mướt mát mắt ngày nào giờ trở nên khô cằn, hoang hóa. Cùng với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, những năm gần đây nông dân bắt đầu bỏ ruộng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Ruộng hoang xóm Bưng giờ vắng bóng những chiếc áo chàm…
Thăm Hà Nội mùa thu
Khi chiếc máy bay từ từ chạm đường băng của sân bay Nội Bài, lòng chợt nghe bồi hồi lẫn nôn nao khó tả, có lẽ vì đó là lần đầu tiên chúng tôi đến thủ đô ngàn năm văn hiến. Trên suốt chặng đường từ sân bay về một khách sạn ở trung tâm thành phố, nhìn cái gì cũng cảm thấy vừa như xa lạ lại vừa như thân quen từ những con đường, những tấm bảng quảng cáo to tướng chào đón du khách đến Hà Nội, những người chạy xe ôm, bán hàng quán mặc veston (không biết do trời lạnh hay do đó là phong cách của người Hà Nội, vì ở miền Nam chúng ta chỉ mặc veston vào những dịp lễ, hội hay cưới hỏi lớn...), lâu lâu lại thấy những chiếc xích lô chở khách thong thả chạy ngược chiều...
“Quốc tế hóa” đờn ca tài tử?
ĐCTT rất cần những liên hoan mang tầm quốc tếNhạc sư Vĩnh Bảo, một trong những “cây đa cây đề” trong nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, cho rằng nếu chỉ cầu danh lợi, không cần phải nhọc công và tốn kém nhiều chi phí để xin UNESCO công nhận ĐCTT Nam bộ là di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể thế giới.
Du học sinh Việt ở xứ người
Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về những công việc làm thêm của du sinh viên khi ra nước ngoài học tập.
Lương y Phạm Ngọc Thạch (TX.TDM, Bình Dương): Thầy thuốc của người nghèo
Không chỉ nổi tiếng với 7 lần bị thương, sống đi chết lại nhiều lần khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, mà ông Phạm Ngọc Thạch (Định Hòa, TX.TDM, Bình Dương) còn vang danh là một lương y với tay nghề cực giỏi, chữa thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo và trên hết là thường hay chữa bệnh giúp người nghèo...
Bay bổng với xe mô hình điều khiển từ xa
Chỉ cần một lần được diện kiến, người xem chắc chắn sẽ ấn tượng không chỉ với âm thanh gầm rú của động cơ máy nổ giòn tan, xé gió sau mỗi cú nhồi ga của “nài” (người điều khiển xe mô hình bằng remote) mà còn là tốc độ, sự dũng mãnh, lã lướt trên đường đua của những chiếc xe có giá hàng chục triệu đồng. Nhưng, trên hết vẫn là niềm đam mê vô bờ của những chàng trai, cô gái trong CLB RC Bình Dương gồm 14 thành viên - những người đầu tiên du nhập thú chơi xe mô hình điều khiển từ xa (radio control - RC) vào Bình Dương...
Bà Bảy... “lăng xăng”
Khác với vóc người nhỏ nhắn và vẻ khắc khổ bề ngoài, bà là một nữ doanh nhân đích thực, lại rất nhiệt tình tham gia công tác ở địa phương và hoạt động từ thiện - xã hội. Cũng bởi thế, bà được nhiều người yêu mến và đặt cho biệt danh là bà Bảy “lăng xăng”. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Bảy, một tấm gương đi lên bằng chính khả năng của mình...
Triển lãm gốm sứ tại Festival Gốm sứ Việt Nam - Bình Dương 2010: Lời tự tình của đất
Tài hoa những “trường phái” gốm