
Về đất anh hùng nghe chuyện nữ anh hùng!
Xã Tương Bình Hiệp (TX.TDM) kiêu hùng trong mưa bom, bão đạn chiến tranh sản sinh ra lớp lớp chiến sĩ cách mạng cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Về Tương Bình Hiệp bây giờ được nghe câu chuyện về liệt sĩ Bùi Ngọc Thu, một trong số những anh hùng đặc biệt nhất của vùng đất này.
Võ sư Hà Trọng Khánh: Người làm rạng danh võ Bình Định
Học được những tuyệt kỹ từ anh mình là võ sư Hà Trọng Ngự, ông đã thượng đài từ rất sớm, thắng nhiều đối thủ đáng gờm. Khi chia tay sàn đấu, ông dạy võ nhiều nơi với tâm nguyện truyền bá võ thuật Việt Nam. Hiện ông dạy võ tại 126/4A Lê Văn Thọ, P.11, Gò Vấp, TP.HCM.
Hòa thượng Thích Nhuận Tâm: “Trăm năm có một tấm lòng...”
Tôi không phải là một phật tử, lẽ sắc - không của Phật gia với tôi cũng quá nhiệm mầu, khó thông đạt. Nhưng khi gặp HT Thích Nhuận Tâm, được biết và tìm hiểu về những việc làm của ông, tôi chợt ngộ ra nhiều thứ về thế sự, nhân sinh. Như lời một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng...”. Lại chợt nhớ hai câu thơ từng đọc ở đâu đó: “Cuộc đời sắc sắc không không/ Trăm năm có một tấm lòng mà thôi”. Những lời đó, như vận vào HT Thích Nhuận Tâm vậy.
Tô Xuân Trường: Cao đồ Vịnh Xuân Kim Long Quyền
Đoạt nhiều giải thưởng về võ thuật cổ truyền, Tô Xuân Trường là một cao đồ của Vịnh Xuân Kim Long Quyền. Anh còn học, nghiên cứu về đông y để chữa bệnh, nghiên cứu võ học và sáng tạo ra những bài quyền mới.
Học sinh sống kiếp... thương hồ!
“Hồi nhỏ, do không được đi học nên một chữ bẻ đôi tôi cũng không biết. Mình dốt nên lớn lên phải chịu cảnh nghèo hèn. Còn mấy đứa nhỏ dù khổ mấy cũng phải cho nó ăn học mới mong sau này chúng thoát cảnh lênh đênh...” - chị Nguyệt, vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.
Đăkpxi mùa xuân này
Sau những chuyến hàng tất bật ra miền Trung để nhanh chóng cứu trợ cho người dân bị thiệt hại bởi các trận lũ lụt, thiên tai kinh hoàng, Ban Cứu trợ tỉnh lại ngược lên Tây nguyên để kịp bàn giao 33 căn nhà đại đoàn kết do UBMTTQVN tỉnh Bình Dương tài trợ. Đây là món quà xuân rất ý nghĩa đối với bà con dân tộc thiểu số ở xã Đăkpxi, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.
Về Cù lao Ông Hổ
Cù lao Ông Hổ (CLÔH) (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) nơi sinh ra và gắn liền với thời thơ ấu của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, một người con ưu tú của đất An Giang. Ở CLÔH giờ đây có rất nhiều đổi thay, nhưng có những điều có lẽ không bao giờ thay đổi đó là tình người và những tình cảm của người dân nơi đây với Bác Tôn.
Đoàn thanh niên Thuận An giao lưu Đồn Biên Phòng 783: Thắm tình biên giới - hậu phương
Kết nghĩa với một đơn vị Đồn biên phòng (ĐBP) trú tận biên giới là một ý tưởng táo bạo và hay của Huyện đoàn Thuận An. Hay ở chỗ, những dịp đến với nhau giữa hai đơn vị là cơ hội để cả hai cảm thấu sâu sắc nghĩa tình mà họ dành cho nhau. Đặc biệt đối với các bạn trẻ Thuận An, đây là những dịp may hiếm có để họ hiểu hơn về những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP).
Mưu sinh, học hành: Đường không chung lối!
16 tuổi nhưng Hoàng Thị Mỹ (Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu, Nghệ An) trông như trẻ 11 - 12 tuổi. Em nhỏ nhắn và đen nhẻm vì dang nắng bán vé số ngày này qua ngày khác. Ở tuổi này, các bạn đồng trang lứa mỗi sáng đã diện áo dài trắng, biết làm duyên và đến trường học. Riêng những em ở “xóm vé số” này vẫn lang thang ván vé số giúp ba mẹ kiếm sống. Ba mẹ các em cũng bán vé số hoặc làm phụ hồ và mỗi đêm về, sống tạm bợ trong những phòng trọ chật hẹp...
Chuyện ghi dọc đường cứu trợ miền Trung
Những trận lũ đi qua để lại hậu quả nặng nề cho người dân miền Trung gánh chịu. Trong đợt lũ cuối tháng 10 đầu tháng 11 vừa qua, người dân ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận bị thiệt hại nặng nề, có những mất mát mà không bao giờ khắc phục được!
Chuyện “xây trường” của một cô giáo vùng sâu
Nghe tên trường đã lâu nhưng phải đến hôm nay chúng tôi mới có dịp ghé thăm ngôi trường mẫu giáo (MG) nằm ở vùng sâu, vùng xa này. Lác đác bên đường đến trường là những nhánh bằng lăng cuối mùa còn sót lại dăm ba cánh tím đong đưa trong gió. Cứ miên man theo dòng suy nghĩ hồi tưởng lại những ngày ấu thơ mẹ dắt tay đến lớp, trường MG Tân Hiệp (Phú Giáo) đã hiện ngay ra trước mắt. Người phụ nữ đón chúng tôi với gương mặt còn vương nét thanh tú thời con gái và giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp ấy chính là cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hiền.