Hotline: 0274 383 347
Thứ năm, 15-5-25 12:17:20

Nhiều giải pháp giữ vững, nâng cao thứ hạng Chỉ số PAPI

0

Trong 6 tháng đầu năm 2022, đoàn giám sát HĐND tỉnh đã có đợt giám sát chuyên đề về tình hình, kết quả thực hiện các Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI). Qua giám sát, đoàn đã đề nghị nhiều giải pháp giữ vững và nâng cao thứ hạng Chỉ số PAPI trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

 Người dân mong muốn được thường xuyên đối thoại với chính quyền để chung tay xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân

 Tăng cường giám sát

Trong 6 tháng qua, đoàn giám sát HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát Chỉ số PAPI giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tập trung vào 3/8 chỉ số nội dung của PAPI để tiến hành giám sát, đó là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; trách nhiệm giải trình; quản trị môi trường và một số chỉ số thành phần thuộc các chỉ số nội dung còn lại. Đoàn đã giám sát tại UBND tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố, UBND 6 xã, phường: Hiệp Thành, Phú Thọ (TP.Thủ Dầu Một); An Thạnh (TP.Thuận An); Thới Hòa (TX.Bến Cát); Phước Sang (huyện Phú Giáo); Đông Hòa (TP.Dĩ An).

Chương trình giám sát đã khảo sát trực tiếp và thực hiện phỏng vấn một số người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, ấp của 6 xã, phường thuộc 5 huyện, thị, thành phố trong tỉnh và tổ chức làm việc trực tiếp với UBND: TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Bến Cát và huyện Phú Giáo. Đồng thời, đoàn giám sát thông qua báo cáo đối với UBND tỉnh, UBND TX.Tân Uyên, UBND huyện Bắc Tân Uyên, UBND huyện Dầu Tiếng và UBND huyện Bàu Bàng.

Nhìn chung, từ năm 2016 đến 2020, Chỉ số PAPI của tỉnh được xếp ở nhóm thấp điểm hoặc nhóm trung bình thấp, trung bình cao. UBND tỉnh đã có sự quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành chú trọng rà soát những khâu còn yếu gắn với hiệu quả thực thi công vụ, cải cách hành chính, tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI. Từ năm 2021, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh, ban hành các kết luận chỉ đạo, các kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI, tổ chức quán triệt trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức về Chỉ số PAPI.

Đối với chỉ số nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, đây là chỉ số đo lường tri thức công dân về quyền tham gia và mức độ hiệu quả của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để người dân thực hành tốt nhất quyền tham gia đó. Đoàn giám sát đã tập trung giám sát về việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật gắn với việc triển khai Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20-4-2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng và hoạt động của Ban điều hành các khu phố, ấp.

Về nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, nhìn chung các địa phương cơ bản thực hiện đúng về các nội dung công khai, hình thức công khai theo Điều 05 Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Theo đó, tại tất cả trụ sở HĐND - UBND cấp xã và một số văn phòng khu phố, ấp đã công khai đầy đủ các thủ tục hành chính, các dự án, công trình xây dựng cơ bản, đường giao thông nông thôn, tổng điều tra dân số và nhà ở, đề án lên thành phố, danh sách các hộ nghèo… Bên cạnh đó, các địa phương đã lựa chọn các nội dung để công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; để trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thông báo đến nhân dân thông qua các buổi họp dân.

Đáng lưu ý, qua giám sát, đoàn nhận thấy nhiều địa phương đã có những hình thức công khai khác phù hợp thực tế, nhất là trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, các địa phương cũng có nhiều sáng kiến nhằm chọn lọc những nội dung thiết thực thông tin, tuyên truyền cho nhân dân như thông qua các nhóm Zalo, Fanpage, qua các buổi tiếp xúc cử tri, trang thông tin điện tử, qua lực lượng nòng cốt phong trào của các tổ chức đoàn thể...

 Đối với việc triển khai những nội dung để người dân bàn và quyết định, đoàn giám sát nhận thấy UBND cấp huyện, cấp xã, các khu phố, ấp đã quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung. Kết quả hoạt động phối hợp với Ủy ban MTTQ các cấp bảo đảm hoạt động, tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội, hội, nhóm, câu lạc bộ… trong việc tham gia xây dựng chính quyền địa phương thể hiện tốt.

Tập trung các giải pháp

Ngay sau khi có kết luận của HĐND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện Chỉ số PAPI, UBND tỉnh đã có văn bản để chỉ đạo, đề nghị. Theo đó, đối với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, tiếp tục quan tâm tổng hợp các ý kiến của cử tri về những bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ cơ sở, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo... để tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan. Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tiếp tục tăng cường vai trò giám sát xã hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với các cấp chính quyền nhằm tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng, bảo đảm chất lượng hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng…

Trên cơ sở đánh giá Chỉ số PAPI và các chỉ số khác, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chuyên môn phân tích các chỉ số nội dung của từng chỉ số, chủ động tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyển đổi số với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia, từ đó ban hành kế hoạch phân công cụ thể các sở, ngành, các cấp chính quyền nhằm bảo đảm nâng cao tất cả các chỉ số; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong việc triển khai thực hiện khảo sát hàng năm, trong đó, tập trung vào các địa phương mà PAPI đã tiến hành khảo sát trong năm 2021. Song song đó là quan tâm công tác tuyên truyền, duy trì phát triển các kênh tương tác giữa chính quyền với người dân; trong đó đặc biệt quan tâm về nội dung và hình thức của các hoạt động tuyên truyền, gặp mặt, đối thoại, bảo đảm phát huy tính dân chủ, ứng dụng công nghệ nhằm thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào việc ra các quyết định của chính quyền các cấp, ngành.

UBND tỉnh yêu cầu quan tâm bố trí quỹ đất, ngân sách phù hợp kết hợp xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các khu phố, ấp; chú trọng cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, đặc biệt là các thủ tục hành chính ở cấp cơ sở, liên quan trực tiếp đến người dân. Riêng đối với UBND cấp huyện, cấp xã, chỉ đạo ban điều hành các khu phố, ấp thực hiện nghiêm các quy định của Pháp lệnh dân chủ cơ sở, như: Bảo đảm việc lấy ý kiến nhân dân, công khai để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; trong đó cần lưu ý rà soát biên bản các cuộc họp, bảo đảm tỷ lệ đại diện hộ gia đình dự đạt 50%, nhất là đối với các nội dung do nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.

Văn bản cũng nêu rõ việc phát huy mạnh mẽ công tác phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể tại địa phương để mở rộng các hình thức đối thoại, tiếp xúc, huy động người dân tham gia đóng góp vào các hoạt động tại địa phương; đồng thời chú trọng công tác bảo đảm vệ sinh trên địa bàn, nhất là thu gom rác thải, kiên quyết xử lý nghiêm túc các đơn vị thu gom rác không thực hiện đúng cam kết với UBND cấp xã; chỉ đạo ngành chức năng, lực lượng công an thường xuyên kiểm tra các khu nhà trọ, dịch vụ thuê quản lý nhà trọ, tăng cường công tác kiểm tra nhân khẩu tạm trú.

 Qua giám sát, đoàn giám sát của HĐND tỉnh kiến nghị cần thường xuyên tổ chức đối thoại với nhân dân, công khai minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khung giá bồi thường thu hồi đất; quan tâm công tác tuyên truyền, duy trì phát triển các kênh tương tác giữa chính quyền với người dân, bảo đảm phát huy tính dân chủ, ứng dụng công nghệ nhằm thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân…

 HỒ VĂN - KHẮC TUẤN

Sự đồng thuận của người dân qua Chỉ số PAPI

Trong đợt công bố mới đây của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số PAPI) năm 2024, Bình Dương đạt tổng điểm 45,39, đứng hạng 9 trong cả nước.

TP.Thủ Dầu Một: Cập nhật thông tin “Đúng, đủ, sạch, sống” cho hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể

Trong những ngày qua, Phòng Tài chính - Kế hoạch TP.Thủ Dầu Một phối hợp Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thủ Dầu Một và UBND 14 phường triển khai tuyên truyền, hướng dẫn để hoàn thiện cơ sở dữ liệu đăng ký hộ kinh doanh

Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thuận An: Khắc phục khó khăn, hướng về nhân dân phục vụ

Mỗi ngày, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thuận An tiếp nhận gần 300 bộ hồ sơ các loại nhưng tất cả đều được cán bộ, công chức hướng dẫn, giải quyết nhanh gọn.

Huyện Phú Giáo: Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ công cho người dân

Trong thời gian qua, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh - Chi nhánh Phú Giáo đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, trong đó tập trung vào hiện đại hóa quy trình, nâng cao chất lượng phục vụ

Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo: Tăng cường tuyên truyền cho người dân về giải quyết hồ sơ trực tuyến

Trong quý I-2025, điểm tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ xã Vĩnh Hòa đã tiếp nhận và giải quyết 817 hồ sơ các loại, trong đó có 781 hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt 100%.

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước giảm 66,91% đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sắp xếp, cả nước giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị (tương đương 66,91%); địa phương có tỷ lệ giảm cao nhất là 76,05%.

Các điểm tiếp nhận thủ tục hành chính “một cấp”: Hướng về nhân dân phục vụ

Mô hình thí điểm Trung tâm Phục vụ Hành chính công một cấp của tỉnh đến nay đã phát huy tác dụng từ cơ sở.

TP.Tân Uyên: Đẩy mạnh thực hiện chữ ký số

Trong quý 1-2025, UBND TP.Tân Uyên đã ban hành Kế hoạch số 447/KH-UBND về triển khai nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn TP.Tân Uyên năm 2025 và triển khai đến các xã, phường để thực hiện.

TP.Dĩ An: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hướng dẫn người dân làm thủ tục

Trong quý I-2025, các thành viên của 43 tổ công nghệ số cộng đồng ở 43 khu phố thuộc 7 phường của TP.Dĩ An đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà”

Bình Dương: Nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Theo kết quả vừa được Bộ Nội vụ công bố, chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2024 (SIPAS) của tỉnh Bình Dương xếp hạng 7 trên 63 tỉnh, thành cả nước với 87,80/100 điểm.