
Sáng tác
Màu của ráng chiều...
Khi đứa trẻ cuối cùng được mẹ đón về, trường mầm non tư thục Sơn Ca trở nên vắng lặng. Bà Nhung đi từ tầng trên xuống văn phòng. Giờ này chỉ còn cô Loan hiệu trưởng kiêm thủ quỹ kiêm kế toán cất vội xấp tiền học phí một phụ huynh mới đóng vào két sắt và đang chuẩn bị ra về.
Vườn ổi ngày xưa...
Hôm qua chị Hai đi chợ mua về mấy ký ổi. Trái nào cũng trắng, đẹp và ăn thật mềm, thật giòn. Nhưng, ngoại thử một miếng xong, chê: “Nhạt quá! Chẳng như ổi nhà mình ngày xưa...”.
Dấu ấn một thời
Mẹ Việt Nam anh hùng Quách Thị Lương Truyền, khi còn sống kể lại: Ngày con Trung, cô gái út tui hoạt động ở vùng này bị lộ - Nó còn nhỏ tuổi chưa dám nghĩ chuyện thoát ly. Tui biểu nó: Mày không hoạt động ở vùng này được nữa con à! Rồi tui sắm cho nó chiếc võng, tấm đắp và mấy bộ quần áo... Đợi chiều tối, tui dẫn nó vô cứ. Gặp mấy anh giải phóng, tui biểu: Má gửi em cho các con dìu dắt chớ để ở ngoài lỡ bị bắt không chịu nổi tra tấn, nó khai ra tổ chức thì mệt!
Tờ báo tường trên chốt tiền tiêu
Tờ báo tường bị miểng cắt làm hai/ Đội phó chính trị một mình loay hoay ngồi dán/ Miếng cắt nhằm ngay bài thơ tải đạn/ Tác giả mới hy sinh trong trận đánh hồi chiều/ Nên bài thơ đành bỏ dỡ mấy câu (Tờ báo tường trên chốt tiền tiêu, Cao Vũ Huy Miên).
Mùa thay lá
Tháng năm ồn ào những chùm hoa phượng đỏ, râm ran lời từ biệt của ngàn ve, đó cũng sự bịn rịn đáng yêu của các lớp học trò phải xa trường, xa lớp. Xa gia đình, người thân, bạn bè để lên thành phố, lên tỉnh dự thi vào các trường đại học. Ngôi trường huyện bé nhỏ thân yêu đã gắn bó với họ từ lớp 6 tới lớp 12, nghĩa là 7 năm dài đăng đẳng họ ngồi bên nhau, sẽ rời xa.
Tìm về ấu thơ
Sẽ thật hạnh phúc nếu được sống trong cảm giác trọn vẹn của “một cõi đi về” bình yên thực sự, ở đó là tuổi thơ miên man với những ngây dại, những hồn nhiên trong sáng. Ở miền ký ức ấy, khi ta đang đứng trước một cánh đồng lúa xanh ngát với những buổi chiều lon ton theo mẹ ra đồng về, với lũ bạn chạy theo con diều bay xa trên bầu trời, với những trò chơi đánh trận giả không bao giờ mỏi mệt... Những kỷ niệm ùa về như một dòng nước trong vắt làm dịu êm cả trái tim của người lớn đang dần cạn khô.
Yêu hai lần một người
Sự thật đã rõ ràng đôi khi người ta vẫn bẻ cong ngòi bút. Nhưng Thủy biết chẳng có gì là bảo đảm và cũng không có gì là chắc chắn, xóa được dấu vết để lại.
Vết mực đen trên tờ giấy trắng
Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện của thầy giảng trong tiết học giáo dục công dân “Vết mực đen trên tờ giấy trắng”. Với giọng nói truyền cảm, thầy kể lại câu chuyện của diễn giả khi bắt đầu buổi nói chuyện bằng việc ông đưa ra một tờ giấy trắng trên đó có một dấu chấm đen và đặt câu hỏi với hội trường: “Các bạn nhìn thấy gì?” Một người giơ tay phát biểu: “Tôi thấy một điểm đen”; một người khác: “Đó là một vết mực đen”; lại có ý kiến hài hước cho rằng: “Là một nốt ruồi”... Hầu hết mọi người trong khán phòng đều gật gù đồng ý với những ý kiến đó, họ đều chỉ thấy mỗi điểm đen. Diễn giả để hội trường lắng xuống, nhìn khắp lượt hội trường, giơ tờ giấy lên bằng hai tay, giật mạnh và hỏi “các bạn không còn thấy gì nữa sao?”. Bấy giờ mọi người mới ồ lên: “Tờ giấy trắng và một chấm đen”. “Cảm ơn những câu trả lời của các bạn, dấu chấm đen này đúng là rất nổi bật trên tờ giấy trắng, tôi đã làm ví dụ này với rất nhiều người và cũng nhận được câu trả lời tương tự...”.
Đèn hoa đăng giấy
...Ấu thơ trong tôi là những chiếc đèn hoa đăng giấy vào những đêm trăng rằm cùng đám bạn thân ngày thơ bé. Kỷ niệm ấy vẫn còn in sâu trong mỗi trái tim của những đứa trẻ ngày ấy, trong đó có tôi. Vào những đêm trăng rằm, cả đám trẻ chúng tôi rủ nhau ra bờ sông, với dòng nước xanh mát, với trăng sáng trong veo, cả đám trẻ con cùng nhau làm đèn hoa đăng giấy và đặt lên đó những điều ước “con nít” rồi thả chúng trôi theo dòng sông. Những ánh nến lung linh trên dòng sông là hình ảnh mà chúng tôi nhớ mãi. Bọn con trai thì thi làm đèn rồi đốt nến, cho những cái đèn hoa đăng của mình đua với nhau, xem đèn hoa đăng của ai đẹp nhất và trôi xa nhất. Còn bọn con gái chúng tôi thì bày trò nhiều hơn nữa, chúng tôi ngồi viết những điều ước “con nít” của mình lên những tờ giấy màu thật đẹp rồi bỏ lên đèn hoa đăng rồi mới thả trôi đi, cả đám ngồi nhìn theo, có đứa ngồi lẩm nhẩm trong miệng cầu mong điều gì đó sẽ thành hiện thực.
Nhân Ngày của Cha (17-6): Đọc lại “Nói với con” của Y Phương
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương (người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng) là một trong những tác phẩm về người cha với cách thể hiện khá lạ. Bài thơ này được đưa vào sách giáo khoa môn văn lớp 9.
Còn đâu một chút hương bay...
Tóc em dài tuổi mười lăm/ Giấu riêng trong cặp chiếc khăn học trò/ Hương ngọc lan trắng thơm tho/ Đừng ai theo bước hỏi dò: hoa đâu? (Còn một chút hương bay, Đoàn Vị Thượng)
Bụi phố
Cha mất khi tôi chưa đầy hai tuổi, sau này chỉ biết mặt người qua tấm ảnh. Mẹ một mình nuôi tôi và chị. Chị lấy chồng năm bão to, nước sông duềnh lên, tràn vào làng mạc. Mẹ bên này lo cho con gái, chẳng biết có được êm đềm để sống, gọi ời ời tên con trong đêm mơ. Hình ảnh ngày chị cưới tôi nhớ như in mãi đến giờ.